Nội dung bài viết [Ẩn]
Người Việt Nam quan niệm: 'con nào cũng là con', nghĩa là không có sự phân biệt giữa con gái, con trai, con dâu, con rể,... Tuy nhiên, pháp luật có những quy định rõ ràng về việc phân chia di sản thừa kế của người để lại di sản (chia theo di chúc, chia theo pháp luật) để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp những người thân thích của người để lại di sản.
Luật sư Trần Đình Thanh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198
Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết".
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản. Do đó, người để lại di sản có thể chỉ định bất kỳ ai (người thân thích hoặc con dâu, con rể, hàng xóm, bạn bè, con nuôi,...) là người được hưởng di sản của mình. Việc con dâu, con rể được cha mẹ phân chia cho di sản trong trường hợp này hoàn toàn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Tuy nhiên, đối với thừa kế theo di chúc, cần lưu ý các nội dung sau:
Thứ nhất, di sản được phân chia những người thừa kế sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với người khác, đối với nhà nước của người để lại di sản.
Thứ hai, di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng các yêu cầu theo luật định. Cụ thể:
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015: "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định".
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong các trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật thì con dâu/con rể không nằm trong diện được hưởng thừa kế của gia đình chồng/vợ. Do đó, con dâu/con rể không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật khi ba mẹ chồng/vợ mất không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm