Các vấn đề về việc Đăng ký nhãn hiệu không trung thực ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể chính thống nào. Tuy nhiên dựa theo hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ có thể căn cứ vào động cơ không trung thực trong khi xác lập quyền nhãn hiệu để không cấp hoặc hủy bỏ quyền bảo hộ đối với một nhãn hiệu nào đó.
Bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Tuy rằng việc các cá nhân, doanh nghiệp không sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký chưa đủ điều kiện để kết luận rằng đây là trường hợp đăng ký không trung thực nhãn hiệu.
Dựa theo quy định tại hiệp định TRIPS tại Điều 15.3 có thể coi để được cấp văn bằng bảo hộ thì điều kiện các doanh nghiệp cần thực hiện chính là sử dụng nhãn hiệu đó tuy nhiên điều kiện này lại không bắt buộc khi các chủ sở hữu nộp đơn. Sau khi nộp đơn, các chủ sở hữu phải đưa ra các giấy tờ, tài liệu có thể chứng minh được việc sử dụng hoặc dự định sử dụng nhãn hiệu trong thời gian ít nhất là 03 năm của doanh nghiệp nếu không cơ quan chức năng có thể từ chối cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Tuy nhiên việc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký vẫn được đặt ra để xác định xem đối tượng có thuộc nhóm những người đăng ký không trung thực hay không nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người nộp đơn sau.
Khi nhãn hiệu được một chủ thể nào đó nộp đơn đăng ký mà không tiến hành sử dụng nhãn hiệu trên thực tế cho quá trình hoạt động thương mại thì có khả năng việc nộp đơn đó có động cơ không trung thực hay còn gọi là “ đầu cơ nhãn hiệu” để thu lợi không chính đáng.
Động cơ không trung thực trong việc xác lập quyền cũng có thể được coi là cạnh tranh không lành mạnh nhưng có nội hàm rộng hơn. Để xác định được một chỉ dẫn thương mại nào đó có đúng là cạnh tranh không lành mạnh hay không thì cần dựa vào thực tế của chủ thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu với bên thực hiện các chỉ dẫn đó có tồn tại một trực tiếp một mối quan hệ cạnh tranh nào hay không? Khi tồn tại sự cạnh tranh giữa hai bên thì việc có những chỉ dẫn thương mại tương tự hoặc trùng sẽ dẫn đến nhiều nhầm lẫn của khách hàng và gây ra nhiều vấn đề rắc rối.
Tuy nhiên khi xác định có tồn tại động cơ không trung thực hay không không chỉ hoàn toàn dựa vào các mối cạnh tranh trực tiếp của các bên. Thực tế trong quá trình xác lập quyền mà có động cơ không trung thực sẽ được biểu hiện ở nhiều khía cạnh, mục đích khác của người nộp đơn.
Trong quá trình xác lập quyền có biểu hiện động cơ không trung thực ở chỗ người nộp đơn thực hiện nộp đơn cho nhiều sản phẩm chỉ với một nhãn hiệu trong khi thực tế hay kế hoạch lâu dài của công ty chưa có kinh doanh hoặc dự định sản xuất. Đôi khi động cơ không trung thực còn biểu hiện ở các mục đích ngăn cản các hoạt động hợp pháp về thương mại liên quan đến nhãn hiệu của người sử hữu.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để đánh giá chính xác việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nào đó là có động cơ không trung thực hay không phải xem xét trên nhiều yếu tố có liên hệ với nhau chứ không chỉ thực hiện kiểm tra trên một yếu tố riêng rẽ nào đó. Ví dụ như ngay tại lúc nộp hồ sơ người nộp có biết về sự tồn tại nhãn hiệu trước đó không hay người nộp đơn có cố tình lợi dụng uy tín cũng như danh tiếng của nhãn hiệu đã được bảo hộ sẵn hay không?
Việc có biết về sự tồn tại của nhãn hiệu từ trước hay không có thể được làm rõ thông qua các hoạt động thương mại trên thực tế. Ví dụ: các bên đều thực hiện bán sản phẩm ở cùng một nơi mà người sử dụng nhãn hiệu trước đã tiến hành quảng cáo cho sản phẩm của họ trên diện rộng hoặc có sự hợp tác nào đó về mặt thương mại của các bên. Tất nhiên nếu được sự chấp thuận của người sử dụng trước thì sẽ không bị coi là không trung thực.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm