Giám hộ là một chế định nhằm hỗ trợ những người không thể dùng hành vi của mình để xác lập. Vậy đối với người giám hộ thì quyền và nghĩa vụ của họ được quy định như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Người giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân được pháp luật quy định trong bộ luật dân sự năm 2015, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (người được giám hộ).
Ngoài ra, luật pháp Việt Nam còn quy định rằng người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Tìm hiểu chi tiết về Giám hộ
Căn cứ theo điều 58 của Bộ luật dân sự năm 2015
Quyền của người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
i) Được sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
ii) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
iii) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
i) Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền nêu trên.
Xem thêm: Phân biệt người giám hộ và người đại diện
Người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi
i) Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
ii) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
iii) Quản lý tài sản của người được giám hộ.
iv) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
i) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
ii) Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
iii) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
i) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
ii) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
iii) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
iv) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự:
i) Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án.
ii) Cá nhân có đủ điều kiện có thể được coi làm người giám hộ như: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự . Những người này phải là người có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Không được là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay là người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. Ngoài ra còn không được là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên.
Xin mời xem thêm thông tin tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm