Điều kiện nhận nuôi con nuôi là gì? Đăng ký ở đâu?

Bởi Trần Thu Thủy - 27/03/2020
view 709
comment-forum-solid 0

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Mục đích cuối cùng của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của người được nhận làm con nuôi, để người này được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình tốt nhất.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Các hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi

Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, bắt cóc, mua bán trẻ em; giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước; ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Điều kiện của trẻ được nhận nuôi

Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra, chỉ có 02 trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn được nhận làm con nuôi: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Người trên 18 tuổi không được nhận làm con nuôi.

Điều kiện của người nhận con nuôi

Để được nhận con nuôi, một người phải có đủ các điều kiện: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù…

Riêng trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không bắt buộc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, khỏe mạnh, có kinh tế, chỗ ở để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Cơ quan đăng ký nhận con nuôi

Khi nhận nuôi trong nước:

Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;

Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài thì UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;

Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi:

Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt như trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng thì UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi là nơi người nhận nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi thì người nhận nuôi sẽ đăng ký nhận nuôi tại UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.18072 sec| 998.898 kb