"Phá sản" thường được sử dụng để chỉ những chủ thể bị lâm vào tình trạng hỗn loạn về tài chính và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ. Có nhiều mức độ phá sản khác nhau, bao gồm từ tình trạng bị mất khả năng thanh toán tạm thời cho đến những trường hợp chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp với tư cách một thực thể kinh doanh.
Mới đây nhất, ngày 29/4/2020 startup tiên phong trong lĩnh vực Fitness - Wefit đã nộp đơn phá sản. Một doanh nghiệp công nghệ đã tham gia nhiều mảng kinh doanh và từng đạt mức gọi vốn 1 triệu đô cũng đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ về tài sản. Việc doanh nghiệp nộp đơn phá sản đồng nghĩa với cú sốc lớn dành cho các chủ nợ, chủ đầu tư. Trước tình huống đó, các chủ nợ có thể thực hiện các biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi cho mình theo quy định pháp luật?
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, một doanh nghiệp chỉ bị tuyên bố phá sản khi nó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài sản. Với các chủ nợ, giống như bất cứ nhà đầu tư nào khác, việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tựa như là một con thuyền đang vật lộn giữa đại dương chỉ trực chờ chìm xuống, kéo theo nguy cơ số vốn họ bỏ ra cho doanh nghiệp vay sẽ tiêu tan thành mây khói. Chính vì điều đó, trong quá trình sản xuất, kinh doanh các chủ nợ cần thiết liên tục cập nhật tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm hối thúc doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ đúng hạn và thiện chí.
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (khoản 1 điều 5 Luật Phá sản năm 2014). Khi số nợ quá ba (03) tháng kể từ ngày đến hạn phải thanh toán mà doanh nghiệp không thực hiện, các chủ nợ có quyền nộp đơn cho Tòa án cấp tỉnh tại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tiếp đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các chủ nợ có quyền cùng doanh nghiệp ngồi lại thương lượng, tìm ra điểm cân bằng lợi ích đôi bên.
Nếu thương lượng thành thì các chủ nợ có thể rút đơn và Tòa trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, còn nếu thương lượng bất thành Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu và song song là việc các giao dịch của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 6 tháng trước ngày Tòa án nhân nhận quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu. Luật quy định hậu quả pháp lý các giao dịch này nhằm bảo toàn tài sản và ngăn chặn doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản doanh nghiệp đang xâm phạm nghiêm trọng đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ nợ.
Trong quá trình Tòa án giải quyết đơn yêu cầu, các chủ nợ có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ được Thẩm phán triệu tập. Các chủ nợ tham gia theo danh sách chủ nợ có quyền biểu quyết để: (i), đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; (ii), đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp; và (iii), đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Việc quy định này nhằm ưu tiên, tạo điều kiện thực hiện “cứu vớt” doanh nghiệp khỏi cơn khủng hoảng để tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng phục hồi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được các chủ nợ biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ mà doanh nghiệp vẫn không thể tiếp tục tồn tại, thì tất yếu thủ tục phá sản cần được mở nhanh chóng nhằm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là các chủ nợ của doanh nghiệp.
Sự tồn tại của một doanh nghiệp sẽ bị chấm dứt khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản, đồng thời cũng là lúc kết thúc của một quá trình tố tụng giải quyết đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp của các chủ nợ doanh nghiệp.
Dù bị Tòa án tuyên bố phá sản, thế nhưng, trên thực tế doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để lại khối tài sản và những nghĩa vụ trả nợ nhất định. Lúc này, để thực thi quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án, khối tài sản ấy có thể được lựa chọn giữaphương án thanh lý tài sản hay phân chia tài sản, trong đó việc xác định thứ tự ưu tiên phân chia tài sản, thanh toán nợ có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ đây là mối quan tâm hàng đầu của các chủ nợ - đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Quy định về thứ tự phân chia tài sản khi tuyên bố được xác định dựa trên nguyên tắc: Các chủ nợ có vị trí bình đẳng ngang nhau và chủ nợ có tài sản bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán hơn là chủ thể không có tài sản bảo đảm.
Với trường hợp, giá trị tài sản không đủ, phần nợ còn lại sẽ được thanh toán nốt trong quá trình thanh lý tài sản doanh nghiệp (nếu còn). Với nhóm chủ nợ không có tài sản bảo đảm sẽ được thanh toán sau khi các nghĩa vụ tài sản khác đã được hoàn thành theo quy định của khoản 1 điều 54 Luật Phá sản 2014.
Phá sản là một sự kiện pháp lý đem lại những hậu quả to lớn đối với các chủ thể liên quan đặc biệt là các chủ nợ. Việc gia tăng tính an toàn pháp lý cho số vốn đầu tư của mình bằng việc nắm vững quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản cũng chính là cách để các chủ nợ có thể tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất khả năng thanh toán của bên có nghĩa vụ mà ở đây là các doanh nghiệp bị phá sản.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: (i) tư vấn, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng về các vấn đề khác trong lĩnh vực doanh nghiệp; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện công việc; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.
Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ lao động: tư vấn pháp luật lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế - kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.
Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.
Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
Xem thêm: Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm