Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Để đảm bảo quyền và lợi ích của con, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức khác có thể yêu cầu tòa án về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Như vậy, người mẹ hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Tuy nhiên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ được thực hiện khi có căn cứ như sau:
Cha, mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để phù hợp với lợi ích của con;
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp chồng cũ sắp kết hôn thì hai người nên thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, đề đảm bảo cho quyền lợi và sự phát triển của trẻ được tốt nhất.
Tuy nhiên nếu hai người không thể thỏa thuận với nhau thì người mẹ phải chuẩn bị các chứng cứ chứng minh để có thể giành được quyền nuôi con.
Nếu như trẻ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao cho mẹ trực tiếp chăm sóc; con trên 7 tuổi sẽ xem xét đến nguyện vọng của con. Người mẹ chứng minh các vấn đề như: điều kiện kinh tế, sức khỏe, tinh thần, đạo đức, nhân phẩm và các điều kiện khác để thấy rằng mình có ưu thế hơn chồng cũ. Chứng minh các vấn đề phát sinh khi chồng cũ kết hôn sẽ không đảm bảo chăm sóc tốt cho trẻ. Người vợ mới của chồng cũ có thể phân biệt đối xử, đánh đập, hành hạ, xâm phạm đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.
Khi hai vợ chồng có sự đồng thuận trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì vợ và chồng phải cùng nhau ký vào văn bản thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, đồng thời làm đơn để yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Tòa án sau khi nhận được hồ sơ sẽ thực hiện việc xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha và mẹ, nếu xét thấy việc thỏa thuận này hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa sẽ ra quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Sau khi có đầy đủ căn cứ để giành quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, người có yêu cầu sẽ thực hiện nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc.
Hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện theo mẫu; quyết định, bản án ly hôn; chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu; giấy khai sinh của con; giấy tờ tài liệu chứng minh các điều kiện khác có liên quan (bảng lương, tài sản, sức khỏe, tinh thần…)
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện; nộp biên lai tạm ứng án phí cho tòa án.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm