Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Bởi Trần Thu Thủy - 08/01/2020
view 540
comment-forum-solid 0

Khi ly hôn, ngoài việc chia tài sản thì giành quyền nuôi con là một việc rất quan trong đối với người cha, người mẹ. Vậy quyền nuôi con sẽ được quy định như thế nào khi ly hôn? tranh chấp quyền nuôi con được giải quyết như thế nào? Cách giành quyền nuôi con ra sao?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Cha hay Mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?

(i) Đối với ly hôn thuận tình thì hai người có thể thoả thuận với nhau để có quyền nuôi con.

(ii) Đối với ly hôn được phương và tranh chấp quyền nuôi con thì xảy ra các trường hợp sau đây:

Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con.

Khi con trên 36 tháng tuổi thì toà sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. (Trong trường hợp này 2 bên phải làm đơn giành quyền nuôi con bạn tải bên dưới).

Điều kiện giành quyền nuôi con khi con trên 36 tháng tuổi

Điều kiện về vật chất (kinh tế):

(Vợ/Chồng) phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: (i) Thu nhập thực tế; (ii) Công việc ổn định; (iii) Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp); (iv) … và các vấn đề khác.

Như vậy (Vợ/Chồng) phải có điều kiện về tài chính hơn so với (Vợ/Chồng), mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này (Vợ/Chồng) cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con (Vợ/Chồng) phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà (Vợ/Chồng) giành được cho con.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì (Vợ/Chồng) sẽ có quyền kháng cáo sau 15 ngày hoặc có thể chỉ ra được (Vợ/Chồng) không có đủ điều kiện về vật chất, đạo đức lối sống, tinh thần… ảnh hưởng đến con thì (Vợ/Chồng) sẽ gửi đơn ra toà để toà giải quyết.

Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi vợ, chồng bạn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải giành được lợi thế. Dưới đây là 5 kinh nghiệm giành được quyền nuôi con mà bạn cần phải biết:

Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con

Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Vì vậy, nếu bạn chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì bạn sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.

Chứng minh bạn đủ điều kiện kinh tế để nuôi con

Đây là yếu tố quyết định thứ 2 để bạn có được quyền nuôi con. Vì thế, bạn phải chứng minh được thu nhập đảm bảo cho những nhu cầu tối thiểu của con.

Chứng minh được đối phương có lỗi trong ly hôn

Như vợ/ chồng ngoại tình…. bạo lực gia đình… vi phạm hôn nhân

Chứng minh được bạn có thời gian chăm sóc con

Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con. Để trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần phải được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần. Vì thế vợ hoặc chồng mà đi xa thì đó là bất lợi trong việc giành quyền nuôi con

Các yếu tố khác…..

Như con muốn ở với bạn, tình cảm bạn dành cho con tốt hơn

Quyền nuôi con của người mẹ sau khi ly hôn

– Con dưới 36 tháng tuổi (đủ nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi). Khi con trên 36 tháng tuổi thì phải đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để con được phát triển tốt nhất.

Quyền nuôi con của người chồng sau khi ly hôn

(i) Khi con dưới 36 tháng tuổi mà người mẹ không đủ nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Khi con trên 36 tháng tuổi thì phải đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để con được phát triển tốt nhất.

Khi người cha hoặc mẹ có được quyền nuôi con nhưng vì lý do nào đó không thể chăm sóc trực tiếp nên cần nhờ người khác chăm sóc con thay mình thì cần phải yêu cầu toà thay đổi quyền nuôi con.

Hồ sơ uỷ quyền nuôi dưỡng con bao gồm:

(i) Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)

(ii) Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)

(iii) Bản án ly hôn

(iv) Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con (xem bên dưới)

(v) Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20774 sec| 1005.203 kb