Hiểu thế nào về tài sản vô hình

Bởi Trần Thu Thủy - 14/09/2021
view 213
comment-forum-solid 0

Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những là những khái niệm mà nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy tài sản vô hình là gì? Có mấy loại tài sản vô hình? Để làm rõ điều này mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Hiểu thế nào về tài sản vô hình Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tài sản vô hình là gì?

Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tài sản vô hình không có đặc tính vật chất. Tuy nhiên, chúng rất cần thiết cho hoạt động liên tục của một doanh nghiệp. Các loại tài sản này có thể có thời hạn nhất định hoặc vô thời hạn tùy thuộc vào loại tài sản.

Xem thêm: Những điều cần biết về tài sản

Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình hay cụ thể theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 gọi là quyền tài sản thì bao gồm:

(i) Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

(ii) Quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất;

(iii) Quyền tài sản đối với các quyền khác theo quy định pháp luật.

Cụ thể hơn tài sản vô hình gồm những loại chủ yếu sau đây:

(i) Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh.

(ii) Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.

(iii) Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm.

(iv) Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.

(v) Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.

(vi) Và các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh…).

Tìm hiểu thêm bài viết: Tài sản công là gì?

Các ví dụ về tài sản vô hình

Tên thương hiệu của một công ty được coi là tài sản vô hình vô hạn vì nó tồn tại với công ty miễn là công ty vẫn tiếp tục hoạt động. Một ví dụ về một tài sản vô hình hữu hạn là một thỏa thuận pháp lý để hoạt động dưới bằng sáng chế của một công ty khác mà không có kế hoạch thỏa thuận để kéo dài thời hạn. Do đó, thỏa thuận này có thời gian kéo dài được xác định và được phân loại là tài sản vô hình hữu hạn.

Tuy tài sản vô hình không có giá trị vật lý rõ ràng như một nhà máy hoặc thiết bị, chúng có thể chứng minh mình có giá trị với một công ty và rất quan trọng đối với thành công hay thất bại lâu dài của công ty đó. Ví dụ, một doanh nghiệp như Coca-Cola sẽ gần như không thể thành công nếu nó không có số tiền kiếm được thông qua việc nhận diện thương hiệu. Mặc dù sự công nhận thương hiệu không phải là một tài sản vật chất có thể được nhìn thấy hoặc sờ được, nó có thể có tác động và ý nghĩa to lớn đến việc tạo ra doanh thu.

Sở hữu trí tuệ là một bộ phận quan trọng của tài sản vô hình. Tài sản thuộc Sở hữu trí tuệ đang thành công trong vai trò thước đo khả năng tồn tại và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Năm 1982, khoảng 62% tài sản doanh nghiệp ở Hoa Kỳ là tài sản vật chất, nhưng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Vào đầu những năm 1990, ở châu Âu tài sản vô hình chiếm trên 1/3 châu tổng số tài sản. Ví dụ ở Hà Lan, năm 1992 tài sản vô hình chiếm trên 35% tổng đầu tư của nhà nước và tư nhân. Một cuộc nghiên cứu ở Anh mới đây chỉ ra rằng trung bình có tới 40% giá trị của một công ty không được thể hiện bằng bất cứ cách nào trên bằng cân đối của công ty.

Xem thêm các bài viết về dân sự tại đây!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.22391 sec| 1009.367 kb