Quy định cần biết về quyền sở hữu

view 263
comment-forum-solid 0

Mỗi loại tài sản trên thực tế đều thuộc quyền sở hữu của một chủ thể nhất định trong quan hệ xã hội. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các quy định cần biết về quyền sở hữu.

Quy định cần biết về quyền sở hữu Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài tư vấn: 1900.6198

Quyền sở hữu là gì

Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định về quyền sở hữu đó là quyền sở hữu sẽ bao gồm nội dung về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Với định nghĩa này thì chúng ta có thể thấy rằng quyền sở hữu của một chủ thể bao gồm ba quyền năng cơ bản đó là quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt đối với các loại tài sản nhất định.

Quyền sở hữu bao gồm

Quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu được quy định tại Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó loại quyền năng này có thể được hiểu theo một cách đơn giản thông thường nhất là sự nắm giữ, quản lý cũng như chi phối của một hoặc nhiều chủ thể đối với một hay nhiều tài sản.

Quyền sử dụng

Quyền sử dụng được quy định tại Điều 189 Bộ Luật dân sự năm 2015, theo đó loại quyền năng này có thể được hiểu là quyền của một chủ thể trong việc khai thác công dụng, hưởng các hoa lợi, lợi tức của tài sản.

Tuy nhiên thì có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì quyền sử dụng là việc một chủ thể có thể khai thác cũng như hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được. Quyền sử dụng không chỉ thuộc về một mình chủ sở hữu tài sản mà quyền sở hữu còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu đồng ý giao quyền đối với tài sản hoặc theo quy định của pháp luật.

Quyền định đoạt

Quyền định đoạt được quy định tại Điều 192 của Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó quyền định đoạt tài sản có thể được hiểu là việc chủ sở hữu tài sản chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho một hoặc một số chủ thể khác hoặc họ từ bỏ quyền sở hữu đó của mình.

Quyền định đoạt suy cho cùng là việc định đoạt số phận “thực tế” hoặc “pháp lý” của một tài sản thuộc sở hữu của mình. Định đoạt “thực tế” có nghĩa là chủ sở hữu bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn thuộc sở hữu của mình trên thực tế như phá hủy, vứt bỏ…. Còn định đoạt “pháp lý” có nghĩa là việc chủ sở hữu tài sản chuyển giao quyền sở hữu sang cho chủ thể khác thông qua các giao dịch dân sự như tặng cho, mua bán…

Xem thêm: Chiếm hữu là gì?

Quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu

Trong khoa học pháp lý, căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với một loại tài sản thường được người ta phân loại thành: các căn cứ nguyên sinh và các căn cứ phái sinh.

Căn cứ nguyên sinh đối với tài sản là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu đầu tiên. Loại căn cứ này bao gồm các trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với tài sản sau đây:

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp mà có hoặc do hoạt động sáng tạo của chủ thể mà tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thông qua việc thu hoa lợi, lợi tức;

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản qua việc tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chể biến các tài sản có sẵn;

Căn cứ phái sinh đối vưới tài sản là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu tài sản cho các chủ thể từ chủ thể thứ hai trở đi. Loại căn cứ này bao gồm các trường hợp sau đây:

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thông qua việc được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thông qua việc được thừa kế.

Quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định cũng có thể được xác lập trong những trường hợp cụ thể mà pháp luật đã quy định cụ thể. Nhưng dù trong trường hợp nào nó cũng có thể quy về căn cứ nguyên sinh hay căn cứ phái sinh.

Các hình thức sở hữu

Sở hữu toàn dân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người dại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với tất cả các tài sản đó.

Sở hữu riêng

Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình. Với tư cách là một chủ sở hữu, cá nhân, pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015

Sở hữu chung

Trong thực tế có những trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người, nói cách khác đó là trường hợp hai hay nhiều người có chung một tài sản. Pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung theo quy định tại Điều 207 Bộ luật dân sự năm 2015.

Làm sao để xác lập quyền sở hữu, tìm hiểu chi tiết tại bài viết: Các trường hợp xác lập quyền sở hữu

Quy định căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 237 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, quyền sở hữu đối với tài sản sẽ chấm dứt khi rơi vào các trường hợp sau đây:

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Tài sản bị trưng mua.

- Tài sản bị tịch thu.

- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

- Trường hợp khác do luật quy định.

Giải đáp thắc mắc

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu khi nào?

Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như sau:

Đối với bất động sản, việc chuyển quyền sở hữu có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với động sản, việc chuyển quyền sở hữu có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Sở hữu chung của vợ chồng khi nào?

Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sở hữu chung của vợ chồng như sau

Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Xem thêm các nội dung liên quan khác tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.14163 sec| 1060.836 kb