Căn cứ theo Khoản 2 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng thì hình phạt chính trong xử lý vi phạm hành chính bao gồm hình thức cảnh cáo và phạt tiền.
- Điều kiện áp dụng:
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Ngoài ra với những người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có các điều kiện sau đây thì cũng được áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo, cụ thể những điều kiện đó là:
Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Áp dụng xử phạt cảnh cáo khi cá nhân, tổ chức đó thực hiện vi phạm hành chính lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điều 8 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Yêu cầu đối với xử phạt cảnh cáo: Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Những cá nhân tổ chức vi phạm hành chính nếu không bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo thì sẽ bị áp dụng xử lý bằng hình thức phạt tiền.
- Mức tiền phạt:
Đối với cá nhân: Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
Đối với tổ chức: Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
- Mức tiền phạt tối đa trong các lĩnh vực:
Nhà nước hay các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đã quy định về mức tiền phạt tối đa trong các lĩnh vực tại Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, như: “Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê”; “Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính”; “Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư”.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Các hình phạt bổ sung trong xử lý vi phạm hành chính có thể là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất.
Hiểu một cách khái quát, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Hình phạt này được quy định tại Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Hình phạt này được quy định tại điều 26 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hình phạt này được quy định tại Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính tức là các chủ thể có thẩm quyền chỉ được áp dụng xử phạt hoặc là cảnh cáo hoặc là phạt tiền chứ không được áp dụng đồng thời cả hai biện pháp này.
Đối với hình phạt bổ sung, các chủ thể có thẩm quyền xử lý có thể áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra, phụ thuộc vào tính chất vi phạm của hành vi vi phạm hành chính thì các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong xử lý vi phạm hành chính được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong xử lý vi phạm hành chính có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm