Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, một số điểm quan trọng

Bởi Trần Thu Hoài - 31/12/2019
view 564
comment-forum-solid 0

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest -Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hoạt động này có đặc điểm sau đây: Thứ nhất, xử phạt áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định cùa pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt hành chính. Việc xử phạt phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định; Thứ hai, mọi vi phạm phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lí phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật; Thứ ba, một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần; Thứ tư, việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp; Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền chứng minh không vi phạm hành chính; Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm cao gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được tiến hàng theo quy trình ba bước, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, thi hành quyết định xử phạt.

Phát hiện và lập biên bản

Đây là giai đoạn khởi đầu của thủ tục hành chính, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tục hành chính.

Khi phát hiện ra các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính kịp thời. Cụ thể được quy định tại 58 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Ra quyết định xử phạt

Khi ra quyết định xử phạt các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần xác minh tình tiết sự việc để đưa ra quyết định xử phạt hợp lý. Cụ thể việc xác minh tình tiết sự việc được quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính, cụ thể: “Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: a) Có hay không có vi phạm hành chính; b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 65 của luật này; e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định”.

Yêu cầu: việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản. Ngoài ra khi ra quyết định xử phạt các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt còn cần phải xem xét các căn cứ pháp lý quy định về xử phạt các hành vi vi phạm để đưa ra quyết định hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức.

Thi hành quyết định xử phạt

Đây là giai đoạn thực hiện hóa nội dung quyết định, đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, các cá nhân, tổ chức vi phạm phải tuân thủ và thực hiện theo đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo như quyết định xử phạt.

Trường hợp các cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện.

Ví dụ cụ thể, với hình thức xử phạt tiền nếu cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện chậm sẽ bị áp dụng tính lãi, với số tiền lãi là 0,01% trên một ngày đối với số tiền phải nộp phạt.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.06622 sec| 1042.898 kb