Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 04/06/2021
view 899
comment-forum-solid 0

Nhà nước luôn khuyến khích các bên có tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở (hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường). Vậy tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không?

hòa giải tranh chấp đất đai Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai

(i) Tranh chấp về đất đai ở nước ta phát sinh có nguồn gốc sâu xa do lịch sử để lại. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1975 Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng hàng loạt các lâm trường, nông trường, trang trại. Những tổ chức đó quản lý khá nhiều diện tích đất nhưng sử dụng lại kém hiệu quả.

Đặc biệt, qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào các năm 1977 – 1978 và năm 1982- 1983, với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân, “cào bằng” đã dẫn tới những xáo trộn lớn về ruộng đất, về ranh giới, số lượng và mục đích sử dụng đất đai.

Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai thì đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được coi như một loại hàng hóa trao đổi trên thị trường theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị.

Từ khi đất đai trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn định của họ.

(ii) Về phía Nhà nước: Cơ chế quản lý của Nhà nước còn thiếu sót, nhiều trường hợp các địa phương có quan hệ đất đai phức tạp, Nhà nước vẫn chưa có hồ sơ địa chính hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc phân cấp quản lý cho quá nhiều ban ngành dẫn đến việc quản lý còn nhiều thiếu sót cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp đất.

Bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng: Một số trường hợp giải tỏa khu đất đang thuộc quyền sở hữu của người dân không bồi thường thỏa đáng hoặc đưa giá tái định cư quá cao, gây ra mâu thuẫn giữa người dân và các nhà quản lý.

Công tác giải quyết khiếu nại chưa hiệu quả: Nhiều cơ quan Nhà nước không làm việc đúng trách nhiệm trong vấn đề hòa giải, hướng dẫn người dân làm hồ sơ khiếu nại, né tránh trách nhiệm khi xảy ra khiếu kiện. Cũng có trường hợp đưa ra phương án giải quyết thiếu khả thi và công bằng, dẫn đến phát sinh những mâu thuẫn phức tạp hơn.

Có thể thấy vẫn tồn tại những nguyên nhân tranh chấp đất về đai đến từ cơ chế giải quyết, nhà nước khuyến khích cơ chế hòa giải trong tranh chấp, cụ thể cơ chế này ra sao, mời bạn xem thêm Tại đây

Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai

Việc hòa giải tranh chấp về đất đai, Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở."

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Lưu ý: Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Những tranh chấp bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

Như vậy, việc hoà giải là do các bên tự nguyện, Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

(i) Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

(ii) Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Tóm lại, không phải tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai đều phải hòa giải, chỉ đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì mới bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi xảy ra tranh chấp. Các trường hợp còn lại không bắt buộc phải thực hiện hoà giải. 

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Bước 1: Nộp đơn

Có hay không quy định nhà nước thu hồi đất thay doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người sử dụng đất gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp xã

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành giải quyết tranh chấp

thủ tục Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau:

Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân; trưởng thôn; Đại diện của một số hộ dân biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 3: Lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tranh chấp đất đai

hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên - Gọi tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6198

Trường hợp hòa giải thành thì tiến hành lập Biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản, các bên tranh chấp có thể có ý kiến bằng văn bản nếu thay đổi so với nội dung đã thống nhất.

Trường hợp hòa giải không thành thì tiến hành lập Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Để có cái nhìn tổng quan về tranh chấp đất đai cũng như toàn bộ cách giải quyết, quí vị có thể tham khảo: Tranh chấp đất đai, khởi nguồn của sự tan vỡ

Trường hợp hòa giải không thành

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

(i) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

(iii) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp”.

Tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 quy định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

(i) Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai. 

(ii) Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo”.

Như vậy, trong trường hợp hai bên hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Bên làm đơn yêu cầu không rút đơn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Toàn án giải quyết.

Xem thêm các vấn đề liên quan khác tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực đất đai (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.44529 sec| 1078.039 kb