Hợp đồng dân sự - Tất cả các quy định cần biết

view 282
comment-forum-solid 0

Giao kết hợp đồng là hoạt động diễn ra hằng ngày xung quanh cuộc sống của chúng ta. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả các quy định cần biết về hợp đồng dân sự.

Hợp đồng dân sự - Tất cả các quy định cần biết Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài tư vấn: 1900.6198

Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự trong đó các bên tham gia hợp đồng tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cuối cùng để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên.

Hợp đồng dân sự dưới góc độ pháp lý được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Định nghĩa này dựa theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015).

Xem thêm bài viết có liên quan: Hợp đồng thuê tài sản

Hình thức của hợp đồng dân sự (hợp đồng dân sự có thể được lập bằng)

Hợp đồng dân sự được giao kết bằng hình thức miệng

Đối với hình thức này, các bên giao kết hợp đồng thoả thuận miệng với nhau về các nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc họ không cần thỏa thuận mà mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này không được sử dụng phổ biến hiện nay mà thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau chẳng hạn như các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết.

Hợp đồng dân sự được giao kết bằng hình thức văn bản

Các bên lập hợp đồng bằng văn bản nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết. Trong bản hợp đồng đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng đã thỏa thuận được với nhau và cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Hợp đồng bằng văn bản là căn cứ rõ ràng nhất khi các bên có tranh chấp.

Hợp đồng dân sự được giao kết bằng các hình thức khác

Ngoài những hình thức đã nếu trên, hợp đồng dân sự có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi, chỉ cần những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên còn lại hiểu và thỏa thuận giao kết trên thực tế.

Xem thêm: Hợp đồng thuê khoán

Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực. Do đó chỉ cần không đáp ứng một trong các điều kiện được nêu trong Điều 117 hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu.

Trường hợp 1: Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Điều cấm của luật là những quy định mà pháp luật cấm các chủ thể trong xã hội thực hiện một số hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung được hình thành từ thời xa xưa trong đời sống xã hội và được tất cả mọi người trong cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Trường hợp 2: Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo

Hợp đồng dân sự bị coi là giả tạo khi các bên xác lập hợp đồng với mục đích che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng được xác lập đó là hợp đồng giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực.

Trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp đồng được xác lập đó cũng bị tuyên là vô hiệu.

Trường hợp 3: Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Trường hợp này hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015. Các chủ thể được liệt kê trên không có hoặc không đầy đủ năng lực hành vi  dân sự nên không thể ký kết hợp đồng.

Trường hợp 4: Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

Hợp đồng dân sự bị nhầm lẫn khi hợp đồng đó được xác lập mà có sự nhầm lẫn làm cho các bên tham gia không đạt được mục đích tại thời điểm xác lập hợp đồng.

Trường hợp 5: Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Trường hợp này đã vi phạm khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Lừa dối trong hợp đồng là hành vi một bên hoặc của người thứ ba cố ý làm cho bên còn lại hiểu sai lệch về các nội dung trong hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng dân sự là hành vi của một bên hoặc người thứ ba cố ý làm cho bên còn lại buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh các thiệt hại về nhân thân, tài sản của bản thân hoặc những người thân xung quanh.

Trường hợp 6: Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

Trường hợp 7: Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định hợp đồng dân sự phải đảm bảo về mặt hình thức (như lập thành văn bản, được công chứng chứng thực…). Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một trường hợp đặc biệt khi rơi vào trường hợp này mà không bị tuyên vô hiệu đó là khi các bên đã thực hiện 2/3 nội dung hợp đồng.

Điều kiện hủy bỏ hợp đồng

Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015, Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

Thứ nhất, bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

Thứ hai, bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

Thứ ba, các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

Vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.

Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật.

Một số câu hỏi về hợp đồng dân sự

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Theo Điều 117Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015, ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:

(i) Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

(ii) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.

(iii) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

(iv) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.

(v) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

(vi) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

(vii) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo quy định của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP thì hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu hợp đồng đặt cọc vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.

(viii) Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào?

Ngoài các căn cứ hợp đồng vô hiệu đã nêu trên, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi rơi vào các trường hợp sau:

Người tham gia không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.

Người mua bảo hiểm không cung cấp thông tin không trung thực.

Khoản tiền tạm ứng và nợ lãi tương ứng của người mua bảo hiểm lớn hơn giá trị hợp đồng.

Người mua bảo hiểm nhờ người ký tên thay nhưng không có văn bản ủy quyền.

Đại lý bảo hiểm không nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm

Hợp đồng ủy quyền vô hiệu khi nào?

Tại Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu. Hợp đồng ủy quyền là một trường hợp của hợp đồng dân sự nên cũng áp dụng quy định này.

“1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

  1. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  2. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”

Phạt vi phạm hợp đồng thương mại như thế nào?

Vấn đề này được quy định chi tiết tại Điều 300Điều 301 Luật thương mại năm 2005 theo đó phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 266 Luật Thương mại năm 2005.

Xem thêm các nội dung liên quan khác tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.91364 sec| 1074.883 kb