Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn hình sự

view 481
comment-forum-solid 0

Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, căn cứ thực tế từng trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn luôn thay đổi. Vì vậy, khi căn cứ để áp dụng một biện pháp ngăn chặn cụ thể không còn, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Trong bài viết này tác giả tổng hợp và giới thiệu các trường hợp đương nhiên hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn sau: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Thay thế biện pháp ngăn chặn: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể thay thế biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng bằng một biện pháp ngăn chặn khác. Biện pháp được thay thế có thể ít nghiêm khắc hơn hoặc nghiêm khắc hơn so với biện pháp ngăn chặn được áp dụng.

Căn cứ pháp lý của hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau: “1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.”

Tham nhũng trong lĩnh vực tư Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

(i) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

(ii) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

(iii) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

(iv) Bị cáo được Tòa án tuyên không cố tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

(v) Biện pháp ngăn chặn có thể bị hủy bỏ khi cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác được áp dụng khi thấy không cần áp dụng biện pháp ngăn chặn mà vẫn đảm bảo người bị buộc tội không tiếp tục phạm tội, không tiêu hủy chứng cứ, không gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án...

Trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp ngăn chặn, người bị buộc tội vẫn có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn hoặc nghiêm khắc hơn.

Thẩm quyền phê chuẩn việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

Việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn được quy định tại Khoản 2 Điều 36, Khoản 2 Điều 39, Khoản 2 Điều 41, Điều 45 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 bao gồm:

  • Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
  • Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;
  • Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;
  • Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;
  • Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
  •  Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Điều luật này cũng quy định, đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiêm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn này phải thông báo cho Viện kiêm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Xem thêm: 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Yến

Luật sư Nguyễn Thị Yến

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-yen/ Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Yến có hơn 5 năm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19035 sec| 1050.469 kb