Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn được tình trạng tài sản, tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi hành án, quyết định của Tòa án sau này. Vậy, trong trường hợp Tòa án đang tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà có đương sự nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sẽ giải quyết như thế nào?
Bài tư vấn được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Theo quy định của pháp luật, trong quá trình giải quyết vụ án nói chung thì các bên, người đại diện hợp pháp của các bên hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 đều óc quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Vì vậy, đối với vụ án ly hôn thì vợ hoặc chồng đều cố quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồi với vợ hoặc chồng còn lại. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của vợ hoặc chồng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu nhập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được của các bên trong quá trình tham gia tố tụng, đồng thời đảm được của các bên trong quá trình tham gia tố tụng, đồng thời đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và việc thi hành án của cơ quan tố tụng.
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng được áp dụng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về các trường hợp được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có liên quan trong vụ án ly hôn thì:
+ Trong trường hợp vợ chồng đã ly thân, các con chung đang do một trong hai bên chăm sóc, nuôi dưỡng, tuy nhiên vợ hoặc chồng đang trực tiếp nuôi dưỡng có những hành vi bạo hành, không chăm sóc nuôi dưỡng, bỏ mặc không quan tâm chăm sóc con, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và học tập của con, thì vợ hoặc chồng còn lại có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cá nhân hoặc tổ chức chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để có thể trực tiếp chăm sóc con trong quá trình giải quyết vụ án, bảo vệ sự phát triển bình thường của con.
+ Xét thấy việc không thực hiện trước ngay trong một phần nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ hoặc chồng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của những người cấp dưỡng (chẳng hạn như con).
+ Đối với những tài sản chung của vợ chồng đang tranh chấp, nếu trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, vợ hoặc chồng nhận thấy bên còn lại có một trong các hành vi sau đây:
+Vợ hoặc chồng có tiền gửi hoặc tài sản gửi trong ngân hàng, nhưng tài sản đó được thỏa thuận là tài sản đảm bảo cho một nghĩa vụ tài chính với người thứ ba, thì người thứ ba có thẩm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là phong tỏa tài sản của người vợ hoặc chồng có nghĩa vụ
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng là nạn nhân có bạo lực gia đình ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người vợ hoặc chồng bị bạo hành, thì theo yêu cầu của người vợ hoặc chồng bị bạo hành có thể áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bị bạo lực gia đình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm