Nội dung bài viết [Ẩn]
Việc khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong tố tụng hình sự được quy định tại Chương XXXIII Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Khiếu nại là quyền của công dân và là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự.
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc "Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự". Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự, theo đó:
"Điều 32. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó
Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác".
Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT).
Mục đích của quy định về khiếu nại nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng diễn ra minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân. Quy định về vấn đề này trong tố tụng hình sự được quy định thành một chế định riêng biệt tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT.
Khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về các chủ thể có quyền khiếu nại: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".
Như vậy, hai điều kiện để một cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại là:
Thứ nhất, người khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại.
Cụ thể: (1) người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điểm c Khoản 1 Điều 56); (2) người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điểm h Khoản 1 Điều 57); (3) người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt (Điểm h Khoản 1 Điều 58); (4) người bị tạm giữ (Điểm g Khoản 2 Điều 59); bị can (Điểm k Khoản 2 Điều 60); bị cáo (Điểm n Khoản 2 Điều 61); bị hại ( Điểm n Khoản 2 Điều 62); nguyên đơn dân sự (Điểm k Khoản 2 Điều 63); bị đơn dân sự (Điểm k Khoản 2 Điều 64); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điểm h khoản 2 Điều 65); người làm chứng,...
Thứ hai, người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thể tự mình khiếu nại thì việc này được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ chứng minh.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Đối tượng của khiếu nại trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 470 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, bao gồm:
(i) Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
(ii) Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Việc khiếu nại của những người khiếu nại có thể được thực hiện tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng.
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc trách nhiệm của người đứng đầu các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Như vậy, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại không thể đồng thời là người bị khiếu nại, nói cách khác, người bị khiếu nại không có quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi, quyết định tố tụng của chính mình.
1.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
(i) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết.
(ii) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết.
(iii) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết.
(iv) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết.
2. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết
3. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án Tòa án.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân xem xét, giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân các cấp trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết.
Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng hình sự được quy định là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khác với thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính (90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính) thì thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hình sự ngắn hơn (chỉ có 15 ngày). Việc quy định thời hiệu khiếu nại ngắn như vậy nhằm đảm bảo quá trình tiến hành tố tụng được kịp thời, nhanh chóng.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hình sự không được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 mà được quy định tại Thông tư Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT.
Bao gồm các công việc: (1) Tiếp nhận và phân loại xử lý khiếu nại; (2) Thụ lý khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc được khiếu nại trực tiếp. Khi người khiếu nại gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp tại trụ sở cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại của người khiếu nại và xử lý như sau:
Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết:
Đối với khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:
2. Thụ lý và giải quyết khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện các công việc sau:
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nếu thấy đủ căn cứ giải quyết và không cần phải xác minh nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết ngay.
Trường hợp cần phải xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết tự mình xác minh hoặc ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Người được phân công xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Xem thêm:
Trong phần tranh luận và tuyên án luật sư cần những kỹ năng nào
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm