Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận vụ án thừa kế

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 04/01/2020
view 994
comment-forum-solid 0

Nội dung chính của phần tranh luận trong vụ án dân sự nói chung, vụ án thừa kế nói riêng là tranh luận và đối đáp giữa các đường sự vụ án có Luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự thì tranh luận và đối đáp là nhiệm vụ của Luật sư. Chính vì vậy, kỹ năng của luật sư thực hiện trong phần tranh luận là kỹ năng tranh luận và kỹ năng đối đáp.

Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kỹ năng cần có của Luật sư trong phần tranh luận

Thực hiện tốt việc tranh luận và đối đáp đòi hỏi Luật sư phải có kỹ năng tranh luận, đối đáp nói chung và kỹ năng tranh luận, đối đáp trong vụ án thừa kế nói riêng.

  • Khi phát biểu quan điểm tranh luận, đối đáp, Luật sư mỗi bên phải đưa ra các căn cứ thực tế và các căn cứ pháp lý để khẳng định quan điểm, yêu cầu, đề xuất của mình. Việc đưa ra căn cứ phải dựa trên cơ sở đánh giá, sử dụng chứng cứ được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án, kết quả hỏi tại phiên tòa, đồng thời phân tích viện dẫn luật nội dung để đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết từng yêu cầu hoặc ý kiến phản bác đối với yêu cầu.
  • Nhằm tránh bỏ sót các tình tiết cần tranh luận, đối đáp hoặc tranh luận, đối đáp trùng lặp, lộn xộn, rườm rà và bảo đảm sự khoa học, Luật sư cần sắp xếp danh mục các tình tiết, các vấn đề cần tranh luận theo một trình tự logic (tranh luận, đối đáp xong tình tiết, vấn đề này mới chuyển sang tranh luận về tình tiết, vấn đề khác...).
  • Đặc biệt, do đặc thù của vụ án thừa kế, các đương sự trong vụ án thừa kế thường là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột, anh, chị em con chú con bác ruột, ông, bà, cháu... Những người này gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng của một hoặc nhiều thế hệ trong gia đình, dòng tộc, liên quan đến truyền thống văn hóa, giá trị đạo đức, phong tục, tập quán vùng, miền mỗi dân tộc. Vì vậy, khi tranh luận bảo vệ quyền lợi cho khách hàng Luật sự cần chú ý tránh làm tổn thương đến tình cảm của các đương sự có quyền lợi đối lập khác. Đồng thời, Luật sư có thể sử dụng các giá trị đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của từng vùng, từng dân tộc, pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm đương sự yếu thế trong xã hội để tranh luận, đối đáp. Điều này đòi hỏi Luật sư áp dụng linh hoạt trong từng vụ án cụ thể.

Kỹ năng tranh luận của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn phát biểu quan điểm tranh luận trước. Trước khi phát biểu quan điểm tranh luận, Luật sự cần xác định phạm vi các vấn đề cần tranh luận. Phạm vi các vấn đề Luật sự cần tranh luận trong vụ án thừa kế là các vấn đề cần giải quyết của vụ án thừa kế.

Luật sư nhận định về các tình tiết của vụ án trên cơ sở đánh giá chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của từng chứng cứ, của hệ thống chứng cứ và viện dẫn các quy định của pháp luật về thừa kế và các quy định của pháp luật có liên quan làm căn cứ cho những kết luận của mình.

Ví dụ, kết luận về nguồn gốc tài sản tranh chấp là di sản thừa kế của cụ A, cụ B; về thời điểm người để lại di sản chết. Do phát biểu quan điểm tranh luận trước nên Luật sư phải tranh luận và đưa ra kết luận về từng tình tiết, từng vấn đề cần giải quyết của vụ án thừa kể như: về người để lại di sản; về người thừa kế (theo luật, theo di chúc); về thời điểm mở thừa kế; về di sản thừa kế...

Luật sư cần sắp xếp đề xuất về yêu cầu, phản bác yêu cầu theo một trình tự logic.

Kỹ năng tranh luận của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn phát biểu quan điểm tranh luận sau khi Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn và nguyên đơn phát biểu, do đó cần phải có kỹ năng tranh luận khác với Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn. Trong thời gian nghe nguyên đơn phát biểu quan điểm tranh luận, kết hợp với kết quả nghiên cứu hồ sơ. quá trình hỏi tại phiên tòa. Luật sư cần có kỹ năng tổng hợp nhanh những tình tiết, những vấn đề trong vụ án thừa kế mà các bên đã thông nhất hoặc còn tranh chấp. Từ đó, Luật sư xác định phạm vi các vấn đề cần tranh luận với bên nguyên đơn.

Cuối phân tranh luận, Luật sư cũng cần đề xuất với hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của pháp luật thừa kế, pháp luật tố tụng không chấp nhận những yêu cầu nào của bên nguyên đơn; chấp nhận yêu cầu phản tố và các yêu cầu khác của bị đơn.

Xem thêm: 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19515 sec| 1027.266 kb