Đất đai luôn là tài sản được mọi người quan tâm, với mục đích sử dụng và giá trị đầu tư cao. Hiện nay có rất nhiều tình trạng lấn chiếm đất trái phép với mục đích kinh doanh, trồng trọt,... Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin về vấn đề này.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Lấn chiếm đất là việc người sử dụng đất chuyển mốc giới hoặc ranh giới thửa đế cố mở rộng diện tích sử dụng mà không có sự công nhận của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng đất bị lấn chiếm đó cho phép. Hành vi lấn chiếm đất bao gồm:
Thứ nhất, tự ý sử dụng diện tích đất không thuộc quyền sử dụng của mình, không được cơ quan nhà nước cho phép.
Thứ hai, Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác như lấn chiếm đất nhà hàng xóm, lấn chiếm đất công,...
Thứ ba, Sử dụng đất nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được nhà nước gia hạn.
Theo quy định của pháp luật sẽ tùy thuộc vào loại đất và diện tích đất bị lấn chiếm sẽ xử phạt theo một mức khác nhau:
Theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Với hành vi lấn chiếm đất công, sử dụng đất công khi không có sự cho phép của cơ quan chức năng sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000, tùy thuộc vào độ rộng rất lấn chiếm và mục đích sử dụng đất của đất bị lấn, chiếm.
Trong trường hợp có hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, đất trồng rừng hoặc sang đất trồng thủy sản, làm muối sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 30.000.000. Mức phạt cụ thể phụ thuộc vào diện tích đất bị lấn chiếm và mục đích lấn chiếm của diện tích đất đó.
Căn cứ quy định tại Điều 10 của Nghị định 91/2019 hành vi sử dụng đất rừng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đến 50.000.000 trở lên phụ thuộc vào diện tích và mục đích sử dụng đất trái phép
Khác với lấn chiếm các loại đất khác, lấn chiếm đất quốc phòng có thể phạm tội theo Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Với hành vi lấn chiếm này có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 500.000.000 hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Với hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 250.000.000 phụ thuộc và diện tích đất bị lấn chiếm và mục đích sử dụng đất.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết Đất lấn chiếm được sổ đỏ?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thời hiệu xử phạt hành chính là 01 năm, trừ những trường hợp đặc biệt thời hiệu sẽ là 02 năm. Như vậy hành vi lấn chiếm đất có thời hiệu sự vi phạm hành chính là 01 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt được tính từ thời hiệu của phạt vi phạm hành chính theo hai trường hợp:
Một là, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Hai là, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Như vậy, trước hết các bên cần tiến hành hòa giải theo quy định. Sau khi hòa giải không thành người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định.
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ bắt buộc theo quy định của pháp luật:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Một là, Đơn kiện lấn chiếm đất
Hai là, Tài liệu, chứng cứ kèm theo
Ba là, giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân. sổ hộ khẩu)
Thủ tục buộc người lấn chiếm đất trái phép, người khởi kiện phải thực hiện theo thủ tục sau:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trang Pháp trị sẽ cung cấp cho bạn đọc những bài viết bổ ích về Luật đất đai và kiến thức hữu ích!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm