Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định 07 hành vi bị nghiêm cấm, gồm: (i) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; (ii) Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; (iii) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; (iv) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; (v) Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; (vi) Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; (vii) Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, bất cứ người nào vi phạm một trong 07 hành vi bị nghiêm cấm trên đều coi là vi phạm pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm còn quy định về các vấn đề liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch truyền nhiễm ở người. Đồng thời, quy định trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của Luật này. Do đó, có thể nói, những hành vi vi phạm quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đều được coi là vi phạm pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế thì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của nCoV là bệnh truyền nhiễm nhóm A tức là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao.
Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Evererest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người tại Điều 240. Theo đó, khoản 1 Điều luật này liệt kê 03 nhóm hành vi cấu thành tội phạm, cụ thể là: (i) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; (ii) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; (iii) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ một số trường hợp: (i) làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015); (ii) làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015); (iii) vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015) và (iv) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015).
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định một số tội danh khác liên quan đến việc cung cấp, đăng tải các thông tin sai sự thật như: tội vu khống (Điều 156); tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331); tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)
Điều 8 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...". Theo đó, mọi người sinh sống, làm việc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam (không loại trừ người nước ngoài du lịch tại Việt Nam).
Điều này được thể hiện khá rõ trong các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến xử lý hành vi vi phạm, cụ thể:
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm cả cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế. trường hợp này thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế hoặc theo con đường ngoại giao nếu không có tập quán quốc tế.
Như vậy, trường hợp người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc đang du lịch ở Việt Nam thời điểm dịch bệnh này nhưng không chấp hành các quy định như không đeo khẩu trang, không hạn chế đi lại, không khám sức khỏe, không chịu cách ly tập trung... thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính (trục xuất) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm