Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là một năng lực pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Vậy, hiện nay pháp luật quy định năng lực này như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được hiểu là khả năng của cá nhân có các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có được từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Bên cạnh đó, các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và không hạn chế.
Khi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự nghĩa là có các quyền nhân thân (quyền này bao gồm quyền gắn với tài sản và không gắn với tài sản); Quyền thừa kế, quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; Quyền và nghĩa vụ từ quan hệ dân sự phát sinh.
Năng lực pháp luật của cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình phát triển của cá nhân đó từ khi sinh ra đến khi mất đi. Nhìn chung, loại năng lực này có những đặ điểm như sau:
Thứ nhất: Năng lực pháp luật cá nhân là thực thể không thể tách rời đối với cá nhân đó.
Mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền có họ tên, quyền đối với hình ảnh cá nhân...Quyền này là bất khả xâm phạm và đòi hỏi cá nhân khác phải tôn trọng. Do đó, mọi cá nhân đều phải có nghĩa vụ phải tôn trọng năng lực pháp luật của cá nhân khác.
Mặc khác, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi người đó còn trong bào thai như quyền thừa kế hoặc một số quyền nhân thân mà khi đến một độ tuổi nhất định mới có như: quyền của vợ, chồng, quyền đại diện,...Tuy nhiên, cũng có trường hợp khi cá nhân chết thì xuất hiện các quyền như: quyền được khai tử hoặc khi chết đi mà quyền đó vẫn còn như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình ảnh...
Thứ hai: Năng lực pháp luật cá nhân phải do nhà nước điều chỉnh dựa trên các quy định pháp luật.
Nhà nước là chủ thể công nhận và điều chỉnh những quyền và nghĩa vụ để hình thành năng lực pháp luật của cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thủ thể diễn ra giao dịch khi các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân với nhau không được nhà nước thừa nhận.
Thứ ba: Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao và hạn chế.
Theo nguyên tắc năng lực pháp luật cá nhân sẽ gắn liền với cá nhân đó và được pháp luật bảo vệ và không hạn chế, trừ một số trường hợp loại trừ.
Một số trường hợp bị hạn chế như sau:
Thứ nhất: Pháp luật quy định người nước ngoài không được quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam...
Thứ hai: Toà án ra quyết định cấm cư trú đối với cá nhân đã hạn chế năng lực pháp luật trong khoảng thời gian xác định.
Tuy vậy, cần nhấn mạnh việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự cá nhân không đồng nghĩa với việc tước bỏ hoàn toàn năng lực pháp luật cá nhân, mà chỉ tạm thời đình chỉ năng lực pháp luât cá nhân trong một giai đoạn cụ thể nào đó.
Có thể bạn quan tâm: Năng lực hành vi dân sự
Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của Bộ luật. Quyền dân sự của cá nhân được chia thành ba nhóm chính sau:
Nhóm 1: Quyền nhân thân (bao gồmkhông gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản)
Ví dụ: Quyền có họ, tên; Quyền về đời sống riêng tư, quyền về hình ảnh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền nhân thân khác
Nhóm 2: Quyền sở hữu, thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
Pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân, do đó, không bị hạn chế về số lượng và giá trị, (bao gồm thu nhập hợp pháp như: của cải để dành, nhà ở, vốn, hoa lợi, lợi tức...và các tài sản hợp pháp khác).
Nhóm 3: Quyền và nghĩa vụ tham gia quan hệ dân sự.
Cá nhân có quyền tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự. Đây là con đường làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Đi đôi với quyền thì cá nhân phải có nghĩa vụ dân sự tương ứng khi phát sinh trong quá trình giao dịch dân sự như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại...
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gắn với 3 nhóm nội dung được đề cập như trên, bao gồm các quyền (quyền có họ tên, xác định giới tính dân tộc, khai sinh khai tử, quyền có quốc tịch, quyền đảm bảo an toàn tính mạng sức khỏe...và các quyền tương ứng với 3 nhóm trên trong Bộ luật dân sự năm 2015)
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
- Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không?
Theo quy định Khoản 1 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự và không bị hạn chế, trừ trường hợp có quy định khác.
Như vậy, pháp nhân cũng có năng lực pháp luật như cá nhân.
Xem thêm: năng lực pháp luật pháp nhân
- Thai nhi có năng lực pháp luật dân sự không?
Theo quy định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2015 thì thai nhi vẫn có quyền thừa kế. Do đó, năng lực pháp luật dân sự của thai nhi vẫn tồn tại ngay cả khi còn nằm trong bụng mẹ.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các nội dung liên quan: tại đây
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm