Hiện nay, có rất nhiều người dân quan tâm đến thừa kế. Một trong số đó là vấn đề chia di sản trong trường hợp có thay đổi về người thừa kế.
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Định nghĩa di sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác và tài sản riêng của người chết.
Xem thêm: Tất tần tật các vấn đề pháp lý về thừa kế cần biết
Khi có người không đồng ý với việc phân chia di sản thừa kế thì ưu tiên cho các bên tự thỏa thuận với nhau bởi lẽ đây là quan hệ dân sự. Trong trường hợp di sản thừa kế có tranh chấp là đất đai các bên có thể tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền được xác định như sau:
Theo thông thường, nếu các bên tham gia tranh chấp không có đương sự hoặc di sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
Trường hợp các bên tham gia tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Những trường hợp không được hưởng thừa kế
Người thừa kế của người để lại di sản xuất hiện sau khi di sản thừa kế đã được chia theo pháp luật có thể được hiểu là người thừa kế mới, bao gồm những người sau đây:
Mẹ, cha hoặc con của người để lại di sản đã bị tòa án tuyên bố là đã chết trước thời điểm người để lại chết có tin tức xác thực là đã trở về hoặc còn sống sau thời điểm phân chia di sản.
Người mà Tòa án xác định là mẹ, cha hoặc con của người để lại di sản nhưng quyết định hoặc bản án của tòa án có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản.
Con của người để lại di sản sinh ra và còn sống sau thời điểm di sản thừa kế phân chia ( trong trường hợp thai đôi, thai ba .. nhưng thời điểm phân chia di sản chỉ xác định thai một)
Quy định này thuận tình, tạo sự dễ dàng, thuận lợi trong việc phân chia di sản thừa kế khi người thừa kế mới xuất hiện sau thời điểm phân chia di sản thừa kế.
Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, việc thỏa thuận giữa người thừa kế mới và những người thừa kế khác sẽ được ghi thành văn bản và có người làm chứng kèm theo.
Để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế mới, Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế tại Điều 623 như sau:
+ 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Trường hợp không có người thừa kế quản lý di sản thì được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, theo quy định pháp luật, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền của người khác.
Xem thêm các vấn đề pháp lý liên quan tại: Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm