Ngành Quản lý đất đai học trường nào?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 13/01/2022
view 183
comment-forum-solid 0

Từ xưa đến nay, việc quản lý đất đai đã mang lại cho người ta những giá trị về chức vị cũng như về kinh tế. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của tất cả mọi người mà còn thúc đẩy quá trình hình thành nền kinh tế như trao đổi, mua bán, chuyển nhượng,… Vậy ngành Quản lý đất đai có liên quan gì đến những hoạt động trên? Và việc định hướng học tập và làm việc đối với ngành Quản lý đất đai có gì cần chú ý? Hãy đọc bài dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

chiem-doat-dat-dai       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ngành Quản lý đất đai là ngành gì?

Ngành Quản lý đất đai (Land Management) là chuyên ngành liên quan đến các hoạt động về đất, trong đó có những hoạt động như lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình… Những hoạt động đó phải hợp lý, đảm bảo đúng quy trình của luật pháp. Trong từng khía cạnh của đời sống, đất đai nằm trong phạm trù rộng lớn và có liên quan mật thiết với nhiều lĩnh vực, điều cơ bản là về cư trú, sản xuất, canh tác…

Hay trực quan hơn trong ngành quản lý đất đai, người nắm bắt công việc thường tập trung vào việc đo đạc, vẽ bản đồ, kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá chất lượng bản đồ… Cùng với đó, sinh viên phải học và hiểu được cách đánh giá, phân hạng đất, thiết lập được bản đồ; biết cách nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết các tranh chấp, đền bù đất đô thị hoặc nông thôn.

Người theo học ngành Quản lý đất đai sẽ được trang bị một số kiến thức chuyên ngành như sau:

(i) Học các môn Đại cương về quản lý Nhà nước, Pháp luật Tài nguyên và Môi trường, Trắc địa cơ sở, Bản đồ địa chính, Đất và bảo vệ đất

(ii) Nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất.

(iii) Hiểu được các quy định chính sách của nhà nước về quản lý đất đai cũng như các thủ tục hành chính liên quan.

(iv) Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về đầu tư, kinh doanh, có khả năng đo vẽ, chỉnh lý và thành lập nên các bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai.

(v) Thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.

(vi) Có khả năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp; lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

(vii) Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư.

Cùng với việc quy hoạch và phát triển về quỹ đất, ở bất kỳ đất nước nào cũng coi tài nguyên đất là vốn quý, bởi xuyên suốt thời gian hoạt động, đất không thể tự mình sản sinh thêm. Vậy nên, mục tiêu để sinh viên học ngành Quản lý đất đai là việc đào tạo những người có đủ phẩm chất đạo đức, văn hóa, năng lực chuyên môn để quản lý được đất đai. Theo đó, với những kiến thức của mình, chúng ta cần phải biết cách bảo vệ quỹ đất và áp dụng khai thác và sử dụng tích cực trong việc trực tiếp tham gia quản lý nhà đất, ghi chép thông tin quy hoạch đất đai, kế hoạch sử dụng, đền bù, giải tỏa…

Định hướng xa hơn, ngành Quản lý đất đai cũng cần phải trang bị thêm những kiến thức liên quan như bất động sản. Học và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như: khả năng giao tiếp, thuyết trình, tự tin và năng động; kỹ năng lập kế hoạch; làm việc nhóm, tạo lập mối quan hệ; giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách độc lập và hiệu quả, chấp nhận thử thách, tìm tòi và tự học và kiên trì.

Cơ hội việc làm ngành quản lý đất đai

Các ngành công nghiệp phát triển, kéo theo nhiều mô hình kinh tế, các dự án và công trình được xây dựng. Đặc biệt hơn trong những năm gần đây, việc xây dựng được cơ chế chính sách ổn định và có xu hướng mở của các địa phương, nắm bắt được cơ hội các nhà đầu tư lớn nhỏ ở trong và ngoài nước cũng có nhiều điều kiện triển khai chiến lược cho mình, nhân lực chuyên ngành được săn đón tăng theo thời gian. Đồng nghĩa với điều đó, ngành Quản lý đất đai cũng được chú trọng, trở thành một trong những ngành hot được nhiều sinh viên quan tâm theo học.

Đất nước đang trong đà phát triển, thế nhưng việc định hướng cũng có đôi phần chưa được mạnh dạn, hoặc có chăng là việc tìm hiểu chưa được rõ ràng của lớp trẻ. Nhắc đến ngành Quản lý đất đai, chúng ta vẫn thường nghĩ sẽ hoạt động với vai trò là cán bộ địa chính ở cấp xã (phường) sau khi hoàn thành chương trình học. Tuy nhiên, ngành Quản lý đất đai mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội và sự lựa chọn nghề nghiệp, đảm nhận các vị trí như quản lý nhà nước về đất đai, giảng viên, nhân viên tư vấn và chuyên viên tại đơn vị.

Cơ quan nhà nước

Sinh viên mới tốt nghiệp Đại học có thể làm cán bộ địa chính, quản lý đất đai các cấp cơ sở làm việc tại các ủy ban nhân dân xã (phường), yêu cầu các kỹ năng tác phong nhanh nhẹn, tinh thần cầu tiến, kỹ năng làm việc nhóm tốt. Khi trải qua quá trình thực tập có kinh nghiệm trong các hoạt động khảo sát, quản lý đất đai chúng ta còn có nhiều điều kiện để phát triển ở các vị trí cao hơn như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị của quận (huyện), Văn phòng đăng ký đất đai, Ban thanh tra cấp huyện, tỉnh, thành phố

Trong khi đó, muốn làm tại sở, bộ thì bạn sẽ không chỉ cần trình độ, kinh nghiệm mà phải phấn đấu nhiều năm trong công tác và có những thành tích ấn tượng được ghi nhận, thực hiện các kỳ thi công chức và với trình độ, kinh nghiệm sẽ nắm vai trò ở mỗi vị trí khác nhau như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

Giảng viên, nghiên cứu

Nhiều sinh viên trong quá trình học tập của mình và có niềm yêu thích hay chuyên môn sư phạm cũng có thể làm Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành quản lý đất đai. Hoặc có nhiều điều kiện phát triển là Nhà nghiên cứu trong các cơ quan như: Hội Khoa học đất, Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai...

Các công ty, doanh nghiệp

Ta thường thấy, với những chuyên môn không cần cao lắm cũng có thể hoạt động trong phát triển kinh tế nhà đất. Việc học hỏi có nền tảng với ngành Quản lý đất đai sẽ mang lại cho chúng ta nhiều giá trị hơn sau này, đơn cử một số bạn sinh viên vừa học vừa làm cũng có thể hoạt động trong một vài công ty bất động sản, môi giới, định giá nhà đất, kinh doanh địa ốc. Hay trong việc thực hành những gì đã học, sinh viên cũng có thể làm tại những công ty xây dựng, bản đồ, trắc địa, quản lý dự án quy hoạch, xây dựng… Trau dồi một số kỹ năng và ngoại ngữ giúp chúng ta thêm nhiều hướng đi tích cực hơn.

Tìm hiểu thêm kiến thức về Đầu tư đất

Mức lương ngành Quản lý đất đai là bao nhiêu?

Tương tự các ngành nghề khác, mức lương ngành Quản lý đất đai cũng phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm, thế nhưng theo như tìm hiểu so với ngành khác thì mức lương ban đầu của ngành này tương đối ổn định. Với thống kê và khảo sát các sinh viên có công việc sau khi mới ra trường thì dao động trung bình khoảng từ 4 triệu đến 7 triệu đồng/tháng, tùy vào cơ quan hay công ty tuyển dụng.

Đối với cơ quan Nhà nước các bạn học ngành Quản lý đất đai sẽ được trả lương theo ngạch lương, hệ số lương và phân loại theo vị trí đảm nhiệm, dao động trung bình khoảng từ 3,5 triệu đến hơn 11 triệu đồng/tháng.

Đối với giảng viên, cán bộ nghiên cứu hay chuyên viên thì mức lương sẽ trả theo quy định của Nhà nước, dao động trung bình khoảng từ 5 triệu đến hơn 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, một số nhà trường cũng có những chính sách riêng như năm làm việc hay thành tựu nghiên cứu

Đối với các công ty bên ngoài, chúng ta có thể nhận được mức lương cao hơn so với việc làm nhà nước. Bởi lẽ khi hoạt động sẽ thể hiện nhiều kỹ năng hơn và hơn nữa là đáp ứng với định hướng của daonh nghiệp sẽ nhận được các khoản về lương cứng và doanh số, dao đông trung bình khoảng từ 10 triệu đến 22 triệu/tháng, hoặc có thể lên 50 triệu đến 60 triệu/tháng. Công việc văn phòng và đo đạc, trắc địa trung bình dao động khoảng 6 triệu đến 8 triệu và tăng dần lên 10 triệu đến 15 triệu/tháng.

Ngành Quản lý đất đai học trường nào ở Tp. Hồ Chí Minh?

Một số trường học ngành Quản lý đất đai tại Tp. Hồ Chí Minh:

(i) Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh

(ii) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh

(iii) Trường Đại học Công nghệ Miền Đông

(iv) Trường Đại học Cần Thơ

(v) Trường Đại học Nam Cần Thơ

(vi) Trường Đại học Thủ Dầu Một

Ngành Quản lý đất đai học trường nào ở Hà Nội?

Một số trường học ngành Quản lý đất đai tại Tp. Hà Nội:

(i) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

(ii) Trường Đại học Mỏ - Địa chất

(iii) Trường Đại học Lâm nghiệp

(iv) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)

(v) Trường Đại học Tây Đô

(vi) Học viện Nông nghiệp Việt Nam

(vii) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

(viii) Trường Đại học Thành Tây

Xem thêm nội dung liên quan tại: Luật đất đai

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực đất đai nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.78031 sec| 1058.383 kb