Nguyên nhân của tội phạm - Khái niệm và phân loại

Bởi Trần Thu Hoài - 14/02/2020
view 1663
comment-forum-solid 0

Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội. Căn cứ vào các tiêu chí phân loại, nguyên nhân tội phạm được phân thành các loại khác nhau.

 Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527

Khái niệm nguyên nhân của tội phạm

Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tội phạm, ở mức độ tổng quan có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành những nhóm nguyên nhân sau:

(i) Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;

(ii) Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội;

(iii) Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm);

Như vậy có thể tóm gọn lại có thể mô tả nguyên nhân dẫn đến tội phạm như sau: Cá nhân chịu tác động từ môi trường sống tiêu cực khi gặp những tình huống cụ thể sẽ hình thành nên nhân cách sai lệch cá nhân từ đó nảy sinh ý định phạm tội đồng thời tiếp tục gặp những tình huống cụ thể từ đó dẫn đến việc thực hiện tội phạm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

Phân loại nguyên nhân của tội phạm

Tội phạm phát sinh là kết quả tác động của hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Trong tội phạm học, các nhà khoa học có các cách phân loại nguyên nhân của tội phạm sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc làm phát sinh tội phạm, có thể chia nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

  • Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm.
  • Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc làm phát sinh 101 phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm.

Thứ haicăn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội.

  • Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng hợp các nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như các nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường nơi cư trú có nhiều tệ nạn xã hội...
  • Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc làm phát sinh tội phạm của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lí, xã hội-nghề nghiệp của người phạm tội.

Thứ ba, căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhân có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành các nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân về kinh tế-xã hội: Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế-xã hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm như tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, tác động của quá trình đô thị và công nghiệp hóa, tác động của quá trình di dân...
  • Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục: Đây có thể là những nhân tố hạn chế trong quá trình quản lí, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hóa, giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ: Nhà trường chưa coi trọng việc giáo dục các em gái biết cách tự bảo vệ bản thân nhằm ngăn chặn hiệu quả tội phạm tình dục.
  • Nguyên nhân về tổ chức quản lí có thể là do một số thiếu sót, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lí trong lĩnh vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này có thể là các nhân tố như: buông lỏng quản lí, đùn đẩy trách nhiệm, không hợp tác trong giải quyết vụ việc),...
  • Nguyên nhân về chính sách, pháp luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của pháp luật để đền bù không thỏa đáng cho một số hộ dân dẫn đến những người này có phản ứng tiêu cực là chống người thi hành công vụ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest: 

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.42773 sec| 1035.602 kb