Nguyên tắc cạn quyền cho rằng khi một sản phẩm (hay hàng hóa) nào đó được sản xuất dựa trên các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả (bản quyền), nhãn hiệu, sáng chế,… và được đưa ra thị trường lần đầu tiên bởi chính chủ sở hữu của các quyền sở hữu trí tuệ đó hay dưới sự cho phép của họ thì chủ sở hữu của các quyền sở hữu trí tuệ sẽ không còn quyền kiểm soát, can thiệp vào quá trình lưu thông tiếp theo của những sản phẩm, hàng hóa này.
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và pháp luật hầu hết các quốc gia đều sử dụng phương pháp liệt kê để xác định phạm vi các loại hình tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả. Công ước Berne sử dụng thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” với nội hàm bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật. Ngoài các tác phẩm gốc, tác phẩm được sáng tạo dựa trên tác phẩm đã có cũng được bảo hộ. Những tác phẩm như vậy được gọi chung là tác phẩm phái sinh.
Liên quan đến quyền sao chép và phân phối tác phẩm, nhiều nước còn đề cập đến “lý thuyết về sự cạn quyền” hay “học thuyết về lần bán đầu tiên”. Nguyên tắc cạn quyền cho rằng khi một sản phẩm (hay hàng hóa) nào đó được sản xuất dựa trên các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả (bản quyền), nhãn hiệu, sáng chế,… và được đưa ra thị trường lần đầu tiên bởi chính chủ sở hữu của các quyền sở hữu trí tuệ đó hay dưới sự cho phép của họ thì chủ sở hữu của các quyền sở hữu trí tuệ sẽ không còn quyền kiểm soát, can thiệp vào quá trình lưu thông tiếp theo của những sản phẩm, hàng hóa này. Lý thuyết này được áp dụng cả trong lĩnh vực quyền tác giả lẫn trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ trong Luật Sở hữu trí tuệ Pháp, lý thuyết cạn quyền của tác giả được hiểu như sau: “Kể từ lần bán đầu tiên của một hoặc nhiều bản sao (dưới hình thức đã được định hình) của tác phẩm với sự cho phép của tác giả hay chủ sở hữu quyền, việc bán lại các bản sao này không thể bị cấm bởi các chủ thể quyền”. Sở dĩ có quy định như vậy là do tác giả hay chủ sở hữu quyền đã được nhận một khoản đền bù tương xứng để cho phép việc sao chép và phân phối các bản sao tác phẩm đến công chúng nên họ không có quyền kiểm soát việc lưu hành các bản sao này trên thị trường nữa. Nói cách khác quyền của chủ thể quyền tác giả đã bị “cạn kiệt” kể từ khi các bản sao tác phẩm được đưa ra thị trường một cách hợp pháp lần đầu tiên. Quy định như vậy nhằm tạo thuận lợi cho sự tự do lưu thông các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trên thị trường. Ở châu Âu, người ta gọi đây là nguyên tắc tự do lưu thông tác phẩm. Ví dụ, một tác giả đồng ý để một nhà xuất bản tại Pháp được phép thương mại hóa cuốn sách của mình bằng việc xuất bản ra thị trường 10.000 bản sao. Đổi lại, tác giả được nhận một khoản đền bù tương xứng. Kể từ thời điểm đó, tác giả không có quyền kiểm soát việc người khác lưu thông, phân phối như thế nào đối với các bản sao này tại thị trường chung châu Âu (trừ phi có hành vi vi phạm quyền tác giả như sao chép tác phẩm được bảo hộ). Như vậy, mọi người có quyền bán lại, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại,… các bản sao tác phẩm mà không cần sự đồng ý của tác giả.
Luật sư tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ công ty luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198
Trong các quy định về quyền tác giả của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, chúng ta không tìm thấy bất cứ quy định nào về “nguyên tắc cạn quyền”. Trong khi đó lại có quy định cấm “xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả” không kèm theo ngoại lệ nào. Chính điều này gây ra cách hiểu rằng pháp luật quyền tác giả Việt Nam không thừa nhận nguyên tắc cạn quyền. Đây rõ ràng là một thiếu sót mà Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam đang mắc phải. Trái lại, khác với các quy định về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ lại ghi nhận nguyên tắc cạn quyền, theo đó chủ thể quyền sở hữu công nghiệp sẽ không có quyền cấm người khác “lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp”.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm