Nợ xấu nhóm 3 - Những điểm cần lưu ý

Bởi Trần Thu Thủy - 08/10/2020
view 1211
comment-forum-solid 0

Tổ chức, cá nhân bị CIC xếp vào đối tượng nợ xấu nhóm 3 thì khả năng được duyệt hồ sơ vay vốn của các tổ chức tín dụng là rất thấp. Thời gian quá hạn đối với nợ xấu nhóm 3 là 91 ngày đến 180 ngày.

Bài viết thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ được liệt kê vào: Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Hiểu theo một cách đơn giản, nợ xấu ngân hàng là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên tính từ ngày đến hạn thanh toán ("Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5"). Lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên báo cáo quan hệ tín dụng cá nhân lên đến 05 năm.

- Khi nào thì bị 'rơi' vào nợ xấu nhóm 3

Khách hàng bị 'rơi' vào nợ xấu nhóm 3 khi: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ vi phạm các quy định khác được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nợ xấu nhóm 3 phát sinh có thể đến từ khoản vay của bạn trong quá khứ tại các tổ chức tín dụng, các lần mua trả góp thiết bị điện máy, khoản thanh toán thẻ tín dụng,... hoặc thậm chí chỉ là phí thường niên thẻ mà đã lâu rồi nhưng chưa dùng đến.

- Nợ xấu nhóm 3 sẽ ảnh hưởng thế nào

Việc bị các tổ chức tín dụng xếp vào nợ xấu nhóm 3 sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của bạn trong tương lai. Cụ thể, khi bị nợ xấu nhóm 3 thì các tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ tín dụng của bạn.

Tại một vài quốc gia, điểm tín dụng cá nhân sẽ được sử dụng để 'xếp hạng công dân'. Đương cử như tại Trung Quốc, việc có khoản nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến điểm xếp hạng công dân, từ đó không thể sử dụng những dịch vụ trong danh mục tương ứng.

Thêm vào đó, lịch sử nợ xấu nhóm 3 sẽ được lưu giữ tại CIC lên đến 05 năm kể từ ngày thanh toán toàn bộ số tiền gốc, lãi và chi phí liên quan. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những kế hoạch của bản thân.

Khi không thể tiếp cận nguồn tín dụng chính thống từ các tổ chức tín dụng, bạn buộc phải tìm đến các công ty tài chính với mức lãi suất “trên mây” hoặc các hình thức tín dụng đen. Lãi suất cực cao sẽ khiến số tiền trả lãi vay của bạn dần phình to bằng số tiền gốc, thậm chí lâu dài sẽ vượt nhiều lần số tiền bạn đi vay. Chưa kể đến việc bạn và người thân sẽ phải liên tục nghe những cuộc gọi từ bộ phận thu hồi nợ, hoặc nặng hơn có thể bị các đối tượng xấu đe dọa.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Cách để xóa nợ xấu nhóm 3

Như đã đề cập ở trên, lịch sử nợ nhóm 3 sẽ được lưu trữ trên CIC lên đến 5 năm. Do đó, việc cần thiết khi bạn biết thông tin mình bị tổ chức tín dụng xếp vào nợ nhóm 3 là lập tức thanh toán ngay các khoản nợ gốc, lãi và chi phí liên quan đến khoản nợ này.

Thông tin nợ xấu của bạn chỉ bị xóa trong hai trường hợp: (i) Xảy ra nhầm lẫn thông tin từ các tổ chức tín dụng. Việc bạn cần làm là gửi công văn yêu cầu xác minh và đính chính thông tin; (ii) Nợ xấu do bản thân, khi đó bạn phải hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, và đợi đến khi CIC xóa thông tin nợ xấu này.

- Cách để hạn chế việc nợ xấu nhóm 3

Nợ xấu nhóm 3 có thể phát sinh từ nguyên nhân dễ nhận biết hoặc thậm chí những nguyên nhân mà bạn không thể nghĩ đến. Do đó, bạn có thể hạn chế việc phát sinh các khoản nợ xấu bằng những cách sau đây:

(i) Kiểm tra kỹ các điều khoản trong hồ sơ vay vốn (thẻ tín dụng, mua trả góp,...) đặc biệt các điều khoản liên quan đến lãi suất và phí;

(ii) Lập kế hoạch thanh toán chi tiết, ghi nhớ ngày đến hạn thanh toán. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng việc thanh toán tự động thông qua Internet Banking (liên hệ ngân hàng bạn đang dùng để biết thêm chi tiết);

(iii) Không chi tiêu quá số tiền bạn làm ra, số tiền trả nợ hàng tháng không nên vượt quá 50% tổng thu nhập của bạn;

(iv) Chủ động ngồi lại với tổ chức tín dụng để trao đổi về việc cơ cấu lại khoản tín dụng của bạn trong trường hợp cần thiết.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19010 sec| 1017.398 kb