CIC là gì? Những điều cần biết

Bởi Trần Thu Thủy - 08/10/2020
view 1241
comment-forum-solid 0

CIC thu thập và cung cấp thông tin tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp để hỗ trợ Ngân hàng đưa ra quyết định cá nhân, doanh nghiệp đó có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng hay không.

Bài tư vấn pháp luật dân sự được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

CIC là gì?

CIC (Credit Information Center) là tên viết tắt của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý và dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức. Nhằm phục vụ và hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Chức năng của CIC là gì?

CIC đăng kí tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đây đơn vị sẽ hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC nhanh chóng; CIC có nhiệm vụ yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi hồ sơ lên cho CIC để họ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn tín dụng, từ đó thu nhận thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân đi vay tín dụng. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng; CIC phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

CIC chấm điểm tín dụng của mọi người trên tư cách pháp nhân. Kế đến đơn vị sẽ xếp hạng tín dụng của từng cá thể trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của việc làm này chính là phục vụ cho công tác quản lý của ngân hàng nhà nước. CIC còn cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nói cách khác, CIC là cầu nối trung gian để ngân hàng, tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực uy tín của cá nhân hoặc tổ chức. Trước khi thực hiện các đề nghị được vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các đơn vị này sẽ kiểm tra lại thông tin tín dụng của người vay. Thông tin trên CIC sẽ quyết định phần lớn việc bạn có được chấp nhận cho vay tín dụng hay không.

CIC hoạt động như thế nào?

CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể. 

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Liệt kê danh sách các khoản vay đáo hạn hạn muộn tù 10-90 ngày.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.

Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu). Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nợ xấu và CIC liên quan đến nhau như thế nào?

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc tiền gốc từ 90 ngày trở lên hay có khả năng trốn nợ. CIC sẽ tiến hành phân loại các dữ liệu tín dụng được cung cấp bởi ngân hàng và tổ chức tín dụng. Những thông tin CIC cập nhật lên hệ thống gồm có:

Số tiền đã, từng và đang vay; Mục đích vay; Hợp đồng tín dụng được ký kết với những ngân hàng nào; Thời gian trả khoản nợ là bao lâu; Lịch sử trả nợ tới thời điểm hiện tại; Người đi vay đang nằm trong nhóm nợ nào; Có thế chấp tài sản nào hay không.

Dựa vào các thông tin trên, CIC sẽ thống kê và phân loại nợ xấu theo từng nhóm. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào đó mà dễ dàng nắm được lịch sử tín dụng của từng cá nhân, tổ chức.

Có thể kiểm tra CIC ở đâu?

Có 02 địa chỉ giúp bạn kiểm tra CIC là:

(i) Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn; (ii) Kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước. Có địa điểm tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.69279 sec| 1015.258 kb