Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 24/12/2019
view 1361
comment-forum-solid 0

Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức là những vấn đề được quy định rõ ràng trong luật cán bộ, công chức 2008. Phạm vi bài viết này nhằm phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức.

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Phân biệt miễn nhiệm với bãi nhiệm

Miễn nhiệm: là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chư hết thời hạn bổ nhiệm.

Bãi nhiệm: là việc cán bộ, công chức không được tiếp tục giữ chức vụ, chắc danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Mức độ

Miễn nhiệm: nhẹ hơn vì cán bộ công chức có thể chủ động được tự xin thôi nhiệm vụ, giữ chức vụ.

Bãi nhiệm: nặng hơn vì đây là một trong những hình thức xử lý kỷ luật với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, trường hợp bãi nhiệm là chủ thể ở thế bị động.

Lý do

Miễn nhiệm: không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ, vì lý do khác

Bãi nhiệm: không còn xứng đáng với chức vụ, vi phạm đạo đức

Bản chất

Miễn nhiệm: giải quyết việc thôi không giữ chức vụ hiện tại

Bãi nhiệm: hình thức xử lý kỷ luật

Kết quả

Miễn nhiệm: không còn làm việc tại cơ quan đó nữa hoặc chuyển đến cơ quan khác, đảm nhận chức vụ khác.

Bãi nhiệm: không còn tiếp tục làm việc.

Xem thêm: Các biện pháp xử lý hành chính

Phân biệt miễn nhiệm với cách chức

Khái niệm

Miễn nhiệm: là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Cách chức: là việc cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện áp dụng

Miễn nhiệm:

Cán bộ 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm cho thôi làm nhiệm vụ.(khoản 3 điều 29 luật cán bộ, công chức)

Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây

a) Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ

b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;

c) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;

d) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;

đ) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.

Cán bộ có thể xin miễn nhiệm trong trường hợp không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ, vì lý do khác

(nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý công chức)

Cách chức

Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

(nghị định số 34/2011/NĐ-CP về kỷ luật công chức)

Tìm hiểu thêm: Xử lý hành chính người chưa thành niên

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Mức độ

Miễn nhiệm: nhẹ

Cách chức: rất nặng

Bản chất

Miễn nhiệm: là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ

Cách chức: là hình thức xử lý kỷ luật

Hình thức

Miễn nhiệm: người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm hoặc cấp trên ra quyết định

Cách chức: cấp trên ra quyết định cách chức cấp dưới

Kết quả

Miễn nhiệm: làn việc ở vị trí khác hoặc không làm việc nữa. Được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ hoặc nghỉ hưu, thôi việc. (khoản 2 điều 54 luật cán bộ, công chức).

Cách chức: không được tiếp tục giữ chức vụ nữa.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại: Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.18501 sec| 1034.773 kb