Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm

view 3069
comment-forum-solid 0
Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi gây ra hậu quả cho xã hội, là sự tác động, xâm hại đến các quy tắc, quy định trong văn bản pháp luật được nhà nước bảo vệ.

 

1. Khái niệm vi phạm hành chính và tội phạm

Vi phạm hành chính: là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một các cố ý hoặc vô ý, xâm hại độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật ựu pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2. Dấu hiệu cấu thành của vi phạm hành chính và tội phạm

Chủ thể 

  • Vi phạm hành chính: là cá nhân, tổ chức, trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Đối với tổ chức: có thể là cơ quan nhà nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
  • Tội phạm: hiện nay chủ thể của tội phạm bao gồm cá nhân và pháp nhân. Cụ thể: cá nhân phải từ 14 tuổi đến chưa đầy 16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm. Đối với pháp nhân thì thuộc các tội phạm Bộ luật quy định.

Khách thể

  • Vi phạm hành chính: quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Vi phạm hành chính là hành vi trái với quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Khách thể của vi phạm hành chính thường là quy tắc về an toàn giao thông, an ninh trật tự,…
  • Tội phạm: các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như tính mạng, sức khỏe công dân, nhân phẩm, danh dự của người khác, tài sản,…

Mặt chủ quan

  • Vi phạm hành chính:  gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Lỗi cố ý: chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là người có năng lực điều khiển hành vi, nhận thức, nhận thấy hậu quả và mong muốn điều đó xảy ra.

Lỗi vô ý: chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là người có đầy đủ năng lực hành vi và nhận thức nhưng vì thiếu thận trọng nên không nhận thấy được hậu quả xảy ra.

  • Tội phạm: quy định cụ thể chi tiết hơn, đòi hỏi tính chính xác cao hơn, bao gồm lỗi cố ý gián tiếp, lỗi cố ý trực tiếp, lỗi vô ý do cẩu thả, lỗi vô ý do quá tự tin.

Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nhưng ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn điều đó xảy ra.

Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.

Lỗi vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nhưng tin tưởng hậu quá đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Mặt khách quan

  • Vi phạm hành chính: dựa vào mức độ thiệt hại, công cụ phương tiện vi phạm hay mức độ tái phạm thì ở  vi phạm hành chính thấp hơn tội phạm, các mức độ thiệt hại mà tội phạm gây ra sẽ nặng hơn.
  • Tội phạm: Là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội.

Chế tài xử lý

  • Vi phạm hành chính: các biện pháp như cảnh cáo, phạt tiền,…
  • Tội phạm: nghiêm khắc hơn, với tội nghiêm trọng có thể lên đến tử hình.

Căn cứ pháp lý

  • Vi phạm hành chính: không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư. . .
  • Tội phạm: được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt. 

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

3. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

[a] Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.31770 sec| 1043.336 kb