Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến. Hiện nay, ngoài việc lựa chọn đưa tranh chấp đến các tổ chức hòa giải trong nước để giải quyết, các bên có thể cân nhắc đến các tổ chức hòa giải nước ngoài. Bài viết sẽ chia sẻ cụ thể các quy định về tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo đó, tại Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại, hoạt động hòa giải thương mại được hiểu là:
Đây là một phương thức giải quyết có từ lâu đời. Cách thức giải quyết này có sự tham gia của một bên khác, đó là bên hòa giải viên. Họ có nhiệm vụ đóng góp ý kiến, hỗ trợ các bên tìm ra phương án chung. Thông thường, họ sẽ phân tích vấn đề, đưa ra gợi ý và phương án xử lý tranh chấp. Các bên có thể căn cứ vào ý kiến đó để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, ý kiến của hòa giải viên chỉ là ý kiến góp ý, hòa giải viên không đưa ra phán quyết cho tranh chấp.
Xem thêm thông tin liên quan tại: Mẫu đơn hòa giải giải tranh chấp đất đai
Tổ chức hòa giải thương mại là một tập hợp những hòa giải viên, có nhiệm vụ chính là thực hiện hòa giải các tranh chấp thương mại trong đời sống.
Hiện nay, pháp luật quy định có 02 loại hình tổ chức hòa giải thương mại:
Bên cạnh trung tâm hòa giải thương mại trong nước, Nhà nước còn cho phép các trung tâm hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động. Các trung tâm này cần đáp ứng các yêu cầu nhất định của Việt Nam.
Như vậy, nếu đáp ứng các quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP; các trung tâm hòa giải thương mại nước ngoài có thể được phép hoạt động tại Việt Nam.
Từ quy định trên, Điều 33 đã quy định điều kiện hoạt động của các trung tâm này như sau:
"1.Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này."
Trước hết, các tổ chức đó đã được thành lập hợp pháp tại nước ngoài. Điêu kiện tiếp theo là phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Yêu cầu tuân thủ pháp luật là yêu cầu quan trọng, tiên quyết trong hoạt động của bất kỳ tổ chức, pháp nhân nào. Điều đó thể hiện sự ràng buộc của các pháp nhân nước ngoài với quốc gia sở tại. Đồng thời, quy định như vậy để giúp Nhà nước kiểm tra, giám sát dễ dàng hơn.
Đáp ứng hoạt động trên, các tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài sẽ được cấp phép hoạt động.
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
Những tổ chức này ở Việt Nam đều có những quyền năng và nghĩa vụ riêng. Địa vị pháp lý đó giúp các tổ chức này vẫn có thể hoạt động hiệu quả mà không cần phải thành lập pháp nhân.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. Cụ thể, chi nhánh có một số quyền chính như sau:
Bên cạnh quyền năng, chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại sẽ cần tuân thủ một số nghĩa vụ sau đây;
Bên cạnh các quy định về chi nhánh, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài có thể thành lập văn phòng đại diện. Theo đó, các quy định về quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài sẽ tương tự như chi nhánh. Các quy định cụ thể được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm