Quy định về trách nhiệm hình sự trong sự cố y khoa

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 31/01/2020
view 777
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Vào ngày 15/10/2019, sau khi em gái em thử que lên 2 vạch thì đi đến phòng khám của bác sĩ để siêu âm thì biết mình có thai nhưng đã bị hỏng thai. Bác sĩ đã đưa ra 2 phương pháp điều trị: một là hút (nạo) thai và hai là tiêm và ngậm thuốc. Em ấy chọn cách thứ 2 là tiêm và ngâm thuốc với giá 800.000 đồng. Do không mang đủ tiền nên em ấy không thực hiện ngay ngày hôm đó và hẹn bác sĩ vài ngày nữa lại. Đến ngày 19/10/2019 khoảng 11h thì em đưa em ấy đến

Khi đến nơi, bác sĩ không siêu âm hay khám lại mà cho tiêm và ngậm 2 viên thuốc. Khi ra về có đưa thêm 4 viên thuốc dặn chia ra làm 2 buổi tiếp theo ngậm. Đến 5h30 ngày 20/10/2019 thì em ấy bắt đầu đau bụng và khoảng 10h30 cùng ngày thì đau dữ dội, gia đình đưa đi bệnh viện nhưng chưa kip đi thì em ấy bất tỉnh. Khi được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh khoảng 10h40 thì bác sĩ bệnh viện đa khoa nói là em ấy đã chết từ ở nhà. Sau đó, em đã trình báo sự việc cho công an và bác sĩ pháp y đến khám nghiệm tử thi. Họ nói em ấy bị thai ngoài tử cung do ngậm thuốc nên bị vỡ mạch máu trong tử cung chết. Như vậy bác sỹ đã khám và chuẩn đoán cho em ấy có phải chịu trách nhiêm hình sự và bồi thường cho gia đình bị hại không ạ? Và mức án tối thiểu là bao lâu ạ? Phần bồi thường tổn thất thì theo pháp luật là bao nhiêu ạ?

Luật sư tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp, kết luận khám nghiệm tử thi dẫn đến nguyên nhân tử vong của em bạn là do ngậm thuốc theo chỉ định của bác sĩ nên bị vỡ mạch máu trong tử cung chết. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần xác định quy trình xử lý của bác sĩ có đúng với phác đồ triều trị và quy tắc y khoa hay không.

Căn cứ theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi của bác sĩ có thể xem xét ở khía cạnh như sau:

Theo điều 129 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, cụ thể:

"Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp có thể hiểu là trường hợp người phạm tội làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc về an toàn lao động mà người đó phải có trách nhiệm hay có nghĩa vụ do nghề nghiệp quy định. Những vi phạm quy tắc trên là những vi phạm thuộc phạm vi một ngành, một nghề do Nhà nước quy định có tính chất nghiệp vụ để bảo đảm an toàn cho mọi người. Do làm một nghề mà nghề đó trực tiếp liên quan đến tính mạng của con người, nên phải tuân thủ những quy tắc an toàn, nếu vi phạm dễ dẫn đến chết người.

Trường hợp bác sĩ không vi phạm những quy tắc về nghiệp vụ dẫn đến việc em bạn bị thiệt hại về tính mạng nhưng qua điều tra, xác minh, cơ quan có thẩm quyền xác định được bác sĩ vẫn có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại về tính mạng của em bạn thì bác sĩ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vô ý làm chết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại điều 128 bộ luật này

Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm."

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015:

"Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, nếu cơ quan công an có kết luận điều tra nguyên nhân cái chết của em gái bạn là do lỗi vô ý của bác sĩ thì người bác sĩ này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vô ý làm chết người hoặc vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bạn theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.93134 sec| 998.703 kb