Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trong các quan hệ xã hội, đối với vấn đề tài sản có những chủ thể chỉ luôn hướng tới nhu cầu được khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thay vì xác lập quyền sở hữu với tài sản. Theo Điều 257 của Bộ luật dân sự năm 2015, quyền hưởng dụng được quy định là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Trong cuộc sống hiện nay, xuất hiện nhiều trường hợp tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhưng việc hưởng lợi ích từ việc khai thác tài sản đó lại thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác.
Bộ luật Dân sự đã quy định cụ thể về quyền hưởng dụng để chủ sở hữu có thể dễ dàng trao cho người khác quyền hưởng dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Mặt khác, người hưởng dụng cũng có quyền đối với tài sản hưởng dụng tương đối độc lập với chủ sở hữu, vì thế người hưởng dụng có thể thực hiện quyền hưởng dụng của mình một cách triệt để nhất.
Xem thêm về Quy định quyền khác đối với tài sản
(i) Được phép tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
(ii) Có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện các nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản đề bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới trường hợp tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản đó; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả toàn bộ chi phí.
(iii) Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản
Về nghĩa vụ:
(i) Tiến hành tiếp nhận tài sản đúng theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
(ii) Khai thác tài sản một cách hợp lý phù hợp với công dụng và mục đích sử dụng của tài sản.
(iii) Có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản như tài sản của mình.
(iv) Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
(vi) Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu trước khi thời hạn hưởng dụng kết thúc.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản
(i) Có thể định đoạt tài sản nhưng không được phép làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập trước đó.
(ii) Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình như đã quy định.
(iii) Không được gây cản trở, thực hiện các hành vi khác gây ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
(iv) Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới trường hợp tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
Xem thêm bài viết có liên quan Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng
Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức
(i) Người hưởng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.
(ii) Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng sẽ được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Chấm dứt quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt trong trường hợp được quy định sau đây:
(i) Thời hạn của quyền hưởng dụng đã chính thức hết.
(ii) Dựa theo thỏa thuận của các bên.
(iii) Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
(iv) Người hưởng dụng có ý định từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
(v) Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn hiệu lực.
(vi) Theo quyết định của Tòa án.
(vii) Căn cứ khác dựa theo quy định của luật ban hành.
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Do đó, khi thời hạn này kết thúc, quyền hưởng dụng đương nhiên sẽ chấm dứt. Tuy nhiên khi thời hạn chưa hết, có thể xảy ra trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt trước nếu người hưởng dụng và chủ sở hữu của tài sản thỏa thuận chấm dứt hoặc nếu người hưởng dụng tự từ bỏ, không thực hiện quyền của mình. Quyền hưởng dụng là quyền áp dụng đối với vật, do đó, khi tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn thì quyền hưởng dụng không còn đối tượng để tác động, khai thác nên sẽ chính thức chấm dứt.
Trên thực tế, có những trường hợp người hưởng dụng được chuyển giao cả quyền sở hữu tài sản nên họ trở thành chủ sở hữu tài sản và chấm dứt tư cách người có quyền hưởng dụng đối với tài sản này. Ngoài ra, theo quyết định của tòa án hoặc các căn cứ khác theo quy định của luật thì quyền hưởng dụng cũng chấm dứt.
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại Pháp trị - Kiến thức dân sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm