Quyền và nghĩa vụ thăm con sau ly hôn

Bởi Trần Thu Thủy - 31/03/2020
view 696
comment-forum-solid 0
Thăm nom con là một trong những vấn đề quan trọng mà Tòa án cần lưu tâm khi giải quyết ly hôn có liên quan đến quyền lợi con chung bên cạnh việc xác định người trực tiếp nuôi con và xác định các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng. Bởi lẽ, sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ cha, mẹ con vẫn còn tồn tại. Do vậy, cha, mẹ vẫn phải có trách nhiệm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để quyền lợi của con được bảo đảm

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn được pháp luật quy định thế nào?

Theo điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Quyền thăm nom con khi không trực tiếp nuôi con vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ mang tính bắt buộc của bậc làm cha làm mẹ. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Chế tài đảm bảo thực thi quyền và nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn

Khi ly hôn, Tại bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án, vấn đề người nuôi con, cấp dưỡng; vấn đề thăm con, cũng được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường người trong cuộc chỉ chú trọng và yêu cầu thi hành về phần cấp dưỡng nuôi con, ít ai nghĩ đến yêu cầu thi hành về việc thăm nom, chăm sóc con

(i) Người trực tiếp nuôi con và thành viên trong gia đình có hành vi cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của con, khoản 2 Điều 83 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Quy định này là cần thiết, bởi lẽ mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng không thể tiếp tục.

(ii) Người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha, mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con mà khó gì có thể hàn gắn được, do vậy họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống tốt nhất cho con. Trái lại, cũng có một số người cha, người mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con. Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm nom con nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục của con sau khi cha mẹ ly hôn. Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.07798 sec| 991.93 kb