Tài sản thừa kế là gì? Tài sản thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng?

view 127
comment-forum-solid 0

Tài sản thừa kế là gì? Tài sản chung, tài sản riêng sẽ được quy định như thế nào trong pháp luật? Theo luật pháp tài sản được nhận thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng? Sau khi ly hôn, tài sản chung sẽ được chia như thế nào? Những vẫn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết trong bài viết sau đây.

tài sản thừa kế Tài sản được nhận thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng?

Tài sản thừa kế là gì?

Hiện nay, tài sản thừa kế chưa được quy định một cách cụ thể trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào và để hình dung một cách rõ ràng thì một số nhà nghiên cứu luật đã đưa một vài khía cạnh nhất định để làm cơ sở xác định tài sản nào là tài sản thừa kế.

Theo luật dân sự: tài sản thừa kế là tổng tài sản được để lại từ di sản của người lập di chúc – người sẽ chuyển giao tài sản của mình cho những người thừa kế được chỉ định và được nhà nước công nhận và bảo đảm.

Dựa theo Điều 612 Bộ luật dân sự được ban hành năm 2015 đã quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết đó trong tài sản chung với người khác”.

Theo đó, tài sản thừa kế chính là các tài sản mà người lập di chúc để lại cho người được thừa hưởng được chỉ định, có sự đảm bảo của pháp luật.

Tài sản chung, tài sản riêng theo quy định pháp luật

Theo Luật Hôn nhân và Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành năm 2014

Tài sản chung

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho tài sản chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho tài sản riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;
  2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
  3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Dựa trên điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP  đã giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Tài sản riêng

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng gồm:

1. Tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi người trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của luật này; Tài sản cấp dưỡng cho vợ, chồng và tài sản khác là tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật;

2. Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Thu nhập, lợi tức từ việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của luật này.

Tài sản riêng khác của vợ, chồng được quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP bao gồm:

1. Quyền tài sản đối với các mặt hàng sở hữu trí tuệ theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ;

2. Tài sản mà vợ, chồng chỉ định là tài sản riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

3. Các khoản phụ cấp và trợ cấp mà hai vợ chồng nhận được theo quy định của pháp luật về trợ cấp cho những người đã phục vụ cách mạng; các quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ / chồng.

Tài sản được nhận thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng?

tài sản thừa kế Tài sản được nhận thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng?

Theo đúng quy định của pháp luật thì tài sản thừa kế được xem là tài sản riêng.

Như đã được đề cập ở mục 2, thu nhập, lợi tức mà được phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình: tài sản mà bản thân được thừa kế từ bố mẹ là tài sản riêng, do vậy tài sản thừa kế sẽ được xếp là tài sản riêng.

Khi ly hôn, tài sản chung được chia như thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia bằng hiện vật. Nếu như không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; và nếu như bên nào nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì sẽ phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.66946 sec| 1038.836 kb