Phân biệt giữa tài sản thừa kế và tài sản tặng cho một cách chi tiết nhất

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 03/03/2022
view 134
comment-forum-solid 0

Tài sản thừa kế là gì? Quy định về tài sản thừa kế? Thế nào là tài sản tặng cho? Quy định về tài sản tặng cho? Phân biệt giữa tài sản thừa kế và tài sản tặng cho chi tiết nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề trên. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

tài sản thừa kế Phân biệt giữa tài sản thừa kế và tài sản tặng cho chi tiết nhất

Tài sản thừa kế là gì? Quy định về tài sản thừa kế

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, tài sản thừa kế là việc chuyển tài sản từ người đã chết sang người đang sống. Tài sản để lại được gọi là di sản. Di sản thừa kế được chia thành thừa kế di sản theo di chúc và thừa kế di sản theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển tài sản do người chết để lại cho người còn sống mà họ có thể tự do định đoạt trong suốt cuộc đời của mình. Điều này đã được quy định rõ tại Chương XXII của Bộ luật dan sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển tài sản do người chết để lại cho người còn sống theo quy định của pháp luật nếu như người lập di chúc không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng di chúc không có giá trị pháp lý. Điều này đã được quy định tại Chương XXIII Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thế nào là tài sản tặng cho? Quy định về tài sản tặng cho

Điều 457 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định, tài sản tặng cho là khoản tài sản do sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên tặng cho mà không yêu cầu phải đền bù, bên được tặng cho cũng đồng ý nhận phần tài sản thừa kế đó.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản thừa kế tặng cho, trong đó hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển tài sản cho bên kia mà không được yêu cầu bồi thường và bên tặng cho đồng ý nhận.

(i) Hình thức của tài sản tặng cho: Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định hình thức tặng cho tài sản, do đó hợp đồng tặng cho tài sản có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản cụ thể hoặc bằng hành động. Hợp đồng tặng cho tài sản này phải bằng văn bản trong các trường hợp pháp luật có quy định phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp luật: hợp đồng tặng cho nhà ở, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất,…

(ii) Nội dung hợp đồng tặng cho: Nội dung của hợp đồng tài sản tặng cho có một số nội dung chính như sau:

a. Đối tượng của hợp đồng: tài sản tặng cho

b. Điều kiện tặng cho (nếu có)

c. Thời hạn, địa điểm, hình thức thực hiện hợp đồng

d. Quyền và nghĩa vụ của tất cả các bên

e. Việc nộp thuế và lệ phí chứng thực

f. Những phương thức giải quyết tranh chấp

Tài sản tặng cho bao gồm các trường hợp tặng cho động sản và bất động sản.

Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi giao tài sản cho người nhận. Đối với động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Tặng cho bất động sản

Tặng cho bất động sản phải bằng văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.

Hợp đồng tặng cho tài sản thừa kế là bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu quyền sở hữu không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu.

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

(i) Khi tặng cho tài sản có điều kiện, bên tặng cho có thể yêu cầu bên tặng phải tuân thủ một hoặc nhiều nghĩa vụ pháp luật dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện của việc tặng cho không được vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

(ii) Trong trường hợp đã thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng, nếu bên tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thừa kế thì bên tặng cho phải trả tiền nghĩa vụ mà bên tặng cho đã thực hiện.

(iii) Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi đã giao tài sản thừa kế mà bên tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Phân biệt giữa tài sản thừa kế và tài sản tặng cho chi tiết nhất

tài sản thừa kế Phân biệt giữa tài sản thừa kế và tài sản tặng cho chi tiết nhất

STT

Tiêu chí

Nhận thừa kế

Nhận tặng cho

1

Giống nhau

- Tất cả đều được quy định tại Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015;

- Đều được định đoạt tài sản, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản thừa kếtừ người này sang người khác.

- Đều được miễm thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ khi tặng cho tài sản cho cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh, chị, em với nhau.

- Nếu không thuộc các trường hợp trên thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 10% và lệ phí trước bạ 0,5% giá trị tài sản.

2

Khác nhau

2.1

Căn cứ

Phần thứ 4 BLDS năm 2015Mục 3 Chương XVI BLDS năm 2015 

2.2

Khái niệm

Tài sản thừa kế là việc một người nhận tài sản của một người khác sau khi người này chết đi theo như di chúc mà người đó để lại hoặc chia thừa kế theo pháp luật.tài sản tặng cho là khoản tài sản do sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên tặng cho mà không yêu cầu phải đền bù, bên được tặng cho cũng đồng ý nhận phần tài sản thừa kế đó. (Điều 457 BLDS).

2.3

Đối tượng hưởng

- Người thừa kế là cá nhân:

+ Là người vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế;

+ Sinh ra và vẫn còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại tài sản chết.

- Trường hợp nếu như người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người tặng cho tài sản và người nhận tài sản tặng cho phải còn sống.

2.4

Hình thức thực hiện

- Để lại di chúc

- Phân chia tài sản theo pháp luật

Lập hợp đồng tặng cho tài sản

2.5

Thời điểm có hiệu lực

Người thừa kế có những quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế cho đến thời điểm người có tài sản chết.- Tặng cho tài sản là động sản: Thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản trừ khi có thỏa thuận khác; nếu như động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

- Tặng cho tài sản là bất động sản: Có hiệu lực từ thời điểm đăng ký; nếu như không phải đăng ký quyền sở hữu thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.

2.6

Thủ tục nhận

- Thực hiện sau khi người để lại di sản chết

- Người thừa kế muốn nhận di sản sẽ phải thực hiện một trong những thủ tục sau:

(i) Khai nhận thừa kế theo di chúc;

(ii) Khai nhận thừa kế theo pháp luật;

(iii) Phân chia tài  sản thừa kế

 

- Thực hiện khi cả hai bên đều còn sống

- Hai bên cùng nhau lập hợp đồng tặng cho tài sản.

 

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.48509 sec| 1061.625 kb