Nội dung bài viết [Ẩn]
Công ty Luật TNHH Everest sẽ cung cấp tới quý độc giả một số quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Mời mọi người tham khảo bài viết này.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi: Là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Một số vấn đề bạn cần biết: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
i) Về mặt số lượng hồ sơ: gồm 2 bộ ( trong đó có 1 bộ gốc)
ii) Thành phần gồm : Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là có căn cứ và hợp pháp; CMTND, Hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có); Giấy tờ tùy thân của người giám hộ, đỡ đầu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nộp đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại TAND quận hoặc huyện.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Toàn án nhân dân thông báo thụ lý vụ án và yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Yêu cầu tuyên bố Ông/Bà……… có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi)
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã)…………..
Họ và tên người yêu cầu:………………………… Sinh năm:…………………..…….
Chứng minh nhân dân số:……………… do CA………..…….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:………………………………………………….………………….
Địa chỉ cư trú hiện nay:………………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………..
Tôi xin trình bày với Qúy Tòa sự việc như sau: (Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn)
Do đó, tôi làm đơn này để yêu cầu Quý Tòa tuyên bố:
Ông/Bà………………………………………….…. Sinh năm:………………………
Chứng minh nhân dân số:……………… do CA…………..….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………...…………..….
Địa chỉ cư trú hiện tại:………………………………………………………………….
Đồng thời Công nhận Ông/Bà………../chỉ định một cá nhân làm người đại diện hợp pháp của Ông/Bà……………… trong thời gian người này có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
Với phạm vi đại diện (nếu có) như sau: ……
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 và Chương XXIV Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Để……………….. (lý do, mục đích yêu cầu)
Tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu ,chứng cứ sau:…….. (liệt kê các tài liệu, chứng cứ có ghi rõ số lượng, bản gốc hay bản sao).
Tôi xin cam kết những lời khai trong đơn này là đúng sự thật và xin chịu mọi trách
nhiệm nếu những lời khai trên là sai. Kính mong Quý Tòa xem xét và chấp nhận yêu cầu trên của tôi, giải quyết theo quyđịnh của pháp luật.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm: Người mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:" Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Ví dụ: Một người bị tai nạn ảnh hưởng đến não và Tòa án đã tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Sau quá trình điều trị, người đó đã hồi phục hoàn toàn, có kết luận của cơ quan giám định pháp y.
Theo yêu cầu của cá nhân hoặc người đó hoặc, cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Qúy độc giả có thể tham khảo thêm các nội dung liên quan: tại đây
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm