Thừa kế tài sản là gì? Quy định pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

Bởi Trần Thu Hoài - 24/02/2022
view 131
comment-forum-solid 0

Thừa kế tài sản là gì? Quy định pháp luật về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài? Những điều cần lưu ý khi thừa kế tài sản ở nước ngoài? Đây đều là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người. Chúng tôi xin phép được giải đáp thông tin qua bài viết dưới đây.

thừa kế tài sản ở nước ngoài Quy định pháp luật về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Thừa kế tài sản là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự, thừa kế là việc chuyển tài sản từ người đã chết sang người đang sống. Tài sản để lại được gọi là di sản. Di sản thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển tài sản được thừa kế từ một người đã qua đời cho một người còn sống và họ sẽ có toàn quyền sử dụng trong suốt cuộc đời của họ. Thừa kế tài sản theo di chúc được quy định tại Chương XXII của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển tài sản được thừa kế từ người chết cho người còn sống theo quy định của pháp luật khi người chết không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng di chúc không có hiệu lực. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại Chương XXIII Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quy định pháp luật về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo luật

Thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong trường hợp nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Trong thừa kế theo luật định, người thừa kế (hàng thừa kế) xác định các điều khoản và thứ tự kế thừa, được điều chỉnh bởi luật chứ không phải theo ý chí của người để lại di sản. Nói cách khác, thừa kế tài sản ở nước ngoài theo luật định là thừa kế có được từ sự can thiệp của chính phủ thông qua luật thừa kế.

Theo Điều 767 BLDS 2005 thì: “1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết; 2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

Như vậy, đối với việc thừa kế tài sản ở nước ngoài là động sản thì bộ tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc của luật quốc tịch đối với di sản thừa kế. Điều này có nghĩa là trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại là động sản thì áp dụng pháp luật của nước mà người chết có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam áp dụng cho các quan hệ thừa kế tài sản ở nước ngoài. Trong đó công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản, không phân biệt quan hệ đó ở đâu và di sản đó ở nước nào.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không áp dụng trường hợp công dân nước ngoài để lại động sản thuộc lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra ở Việt Nam.

Đặc biệt trong thừa kế tài sản ở nước ngoài theo pháp luật mà di sản thừa kế là bất động sản, thì tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là khi công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì không áp dụng pháp luật Việt Nam nếu tài sản đó không tồn tại ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt Nam áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là tài sản hiện có trên lãnh thổ Việt Nam.

Thừa kế theo di chúc

Di chúc thể hiện cho ý chí của các cá nhân nhằm chuyển tài sản mà mình có cho người khác khi mình chết đi. Vì vậy, khác với thừa kế theo pháp luật, thừa kế di sản theo di chúc chính là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người còn sống trên cơ sở ý chí của người chủ sở hữu tài sản để lại di chúc. Trong pháp luật về việc thừa kế theo di chúc thì năng lực hành vi lập và huỷ bỏ di chúc, hình thức di chúc đều là những nội dung cơ bản.

Tại Việt Nam, việc lựa chọn pháp luật áp dụng để xác định năng lực hành vi lập, và hủy bỏ di chúc và hình thức di chúc được quy định tại Điều 768 BLDS năm 2005:“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân; 2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”.

Vì vậy, để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến khả năng lập, sửa đổi, thu hồi di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Pháp luật Việt Nam dùng để xác định năng lực chủ thể là công dân Việt Nam lập, sửa, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, không phân biệt di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam không áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, sửa đổi, hủy bỏ di chúc, kể cả khi hành vi đó xảy ra tại Việt Nam.

Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật của nước nơi lập di chúc để giải quyết các tranh chấp pháp lý về hình thức di chúc, nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật ở nước ngoài về hình thức di chúc. Và trường hợp người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.

Những điều cần lưu ý khi thừa kế tài sản ở nước ngoài

thừa kế tài sản ở nước ngoài Những điều cần lưu ý khi thừa kế tài sản ở nước ngoài

Thủ tục để thụ hưởng việc thừa kế tài sản ở nước ngoài

Nếu như bạn được thừa kế tài sản ở nước ngoài, và số tài sản đó đang ở Ngân hàng nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện những điều như sau:

Trước tiên, bạn cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

(i) Di chúc

(ii) Giấy chứng tử của người qua đời để lại di chúc cho bạn

(iii) Chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh và sổ hộ khẩu của bạn

Quá trình hoàn tất việc thụ hưởng thừa kế tài sản ở nước ngoài

Nếu như phía ngân hàng nước ngoài nơi đang giữ di sản mà bạn được thừa kế chịu liên hệ với bạn và ngân hàng sẽ lo tất cả các chi phí và thủ tục tại ngân hàng để hoàn tất thủ tục thì bạn chỉ cần hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Tuy nhiên, tại Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN đã quy định rõ Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt sẽ phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

“Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam)”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.91494 sec| 1042.516 kb