Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Theo quy định tại Luật lý lịch tư pháp năm 2009:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bước 1: Vào trang DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRỰC TUYẾN để nộp hồ sơ.
Bước 2: Chọn loại đối tượng nộp hồ sơ và nơi thường trú hoặc tạm trú theo thông tin của bản thân, sau đó nhấn vào nút “>>” để bắt đầu.
Bước 3: Chọn "Nhập tờ khai"
Bước 4: Nhập thông tin kê khai theo mẫu, bao gồm: (1) thông tin cơ bản; (2) thông tin về cha, mẹ, vợ/chồng; (3) quá trình cư trú; (4) các thông tin khác; (5) Hồ sơ đính kèm; (6) Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả.
Trường hợp bạn không sử dụng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả, bạn in tờ khai, ký tên và nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Sở Tư pháp cấp tỉnh.
Bước 5: In tờ khai và ký tên, kèm theo các giấy tờ cần thiết tại mục Hồ sơ đính kèm.
Bước 6: Lựa chọn đơn vị chuyển phát phù hợp tại phần DỊCH VỤ TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ CHUYỂN PHÁT KẾT QUẢ.
Bước 7: Bên chuyển phát sẽ đến địa chỉ nộp hồ sơ để lấy hồ sơ và thu tiền lệ phí nhà nước và chi phí chuyển phát khi nộp hồ sơ và trả kết quả tại địa chỉ đăng ký.
Thứ nhất, các hồ sơ đính kèm phải là bản có công chứng/chứng thực.
Thứ hai, lệ phí hồ sơ:
(1) Người thường: 200.000đ/02 phiếu. Nếu muốn cấp thêm thì mỗi bản thêm 5.000đ.
(2) Sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/02 phiếu lý lịch tư pháp. Nếu muốn cấp thêm thì mỗi bản thêm 5.000đ.
(3) Các đối tượng sau được miễn phí:
+ Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
+ Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi;
+ Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật;
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020;
+ Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm