Đất đai là một trong những tài sản mà Nhà nước có thể trưng dụng hoặc thu hồi để phục vụ cho lợi ích và nhiệm vụ của xã hội. Do đó nếu bạn là một người sở hữu nhiều tài sản đất, bạn cần hiểu rõ thế nào là trưng dụng đất, thu hồi đất, các quy định liên quan đến hai khái niệm này là gì? Và cách để phân biệt giữa hai khái niệm này. Công ty TNHH Luật Everest xin phép được giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến trưng dụng đất và thu hồi đất.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó. Trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên mà cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Các trường hợp áp dụng
Theo Khoản 1 Điều 72 Luật đất đai năm 2013, các trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng đất đó là: “Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”.
Nếu cơ quan Nhà nước tiến hành trưng dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì bị coi là trái pháp luật.
Chủ thể có thẩm quyền
Tại Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có liệt kê các chủ thể có thẩm quyền trưng dụng đất tùy vào trường hợp thực hiện. Cụ thể đó là các Bộ ban ngành trực thuộc nhà nước như: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, .... hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Lưu ý rằng những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên sẽ không được phân cấp thẩm quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.
Thời hạn trưng dụng đất
Khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy đinh về thời hạn và gia hạn trưng dụng đất, đó là: “Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.”
Ta có thể hiểu là việc trưng dụng đất sẽ được ra quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và có thời hạn trong một khoảng thời gian. Và sẽ được gia hạn thêm không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trưng dụng đất.
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của Luật đất đai. (căn cứ theo Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)
Các trường hợp áp dụng
Các trường hợp Nhà nước quyết định thu hồi đất, được nêu trong Điều 16 Luật đất đai năm 2013, đó là:
(i) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
(ii) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
(iii) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Chủ thể có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013, những cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất là thống nhất với những cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho hai hệ thống cơ quan là: UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, căn cứ vào đối tượng sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm về vấn đề: Quy hoạch đất ở
Trưng dụng đất | Thu hồi đất |
Do luật trưng mua, trưng dụng tài sản quy định | Do luật đất đai và các văn bản khác điểu chỉnh |
Mục đích: nhằm bảo vệ quốc phòng an ninh và vì lợi ích quốc gia | Mục đích: Nhằm thực hiện theo quy hoạch tổng thể, ví dụ như thu hồi đất nhà nước để xây dựng khu công nghiệp nhưng lợi ích kinh tế là chính. |
Phương thức thực hiện: bằng quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền | Phương thức thực hiện: bằng quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền |
Đền bù: theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | Đền bù: có sự thỏa thuận trên cơ sở khung giá nhà nước |
Về chuyển giao quyền sử dụng: từ cá nhân, tập thể sang nhà nước. | Về chuyển giao quyền sử dụng: chuyển giao quyền sử dụng từ cá nhân hoặc tập thể sang cá nhân, tập thể khác. |
Lý do: khi có tình trạng khẩn cấp như chiến tranh, hỏa hoạn, thiên tại, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước của tổ chức, tài sản tính mạng của nhân dân | Lý do : căn cứ vào nhu cầu mục đích quốc phòng an ninh sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, cố tình hủy hoại đất, đất lấn chiếm, giao đất không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, do vi phạm pháp luật. |
Trưng dụng phải có sự đền bù, nếu gây thiệt hại phải bồi thường | Thu hồi đất thì có trường hợp đền bụ, có trường hợp không có đền bù. |
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm