Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật

view 205
comment-forum-solid 0

Là một trong những tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin phổ biến, việc sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để người khác sử dụng vào mục đích trái pháp luật được quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Quy định về tội danh

"Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật

1. Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Bình luận tội danh

Tội phạm được xác định là hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Mục đích trái pháp luật được hiểu là bất kỳ hành vi nào mà pháp luật cấm.

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về an toàn các chương trình tin học.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm thể hiện ở hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

Ví dụ: Việc mua bán các phần mềm, thiết bị hack nick facebook, và sử dụng nick facebook này đi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, tống tiền chủ sử dụng nick facebook.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, động cơ mục đích đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Người phạm tội biết rõ công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng, chức năng là để sử dụng vào mục đích trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện việc mua bán, trao đổi, tặng cho cho người khác, dù không thu lợi bất chính vẫn được xác định là hành vi vi phạm.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Thông thường là những người có trình độ chuyên môn về tin học như các chuyên gia, kỹ sư điện tử tin học...

Về hình phạt

  • Khoản 1: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu có các hành vi khách quan theo quy định của khoản 1 điều này.
  • Khoản 2: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

- Có tổ chức;

- Phạm tội từ 02 lần trở lên;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

  • Khoản 3: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

  • Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm:

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sự khác nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.18343 sec| 1040.125 kb