Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Ngoài ra chưa có quy định nào hướng dẫn thêm về quan hệ của những người cùng giới tính. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng không có quy định cấm kết hôn đồng giới. Xét về nguyên tắc nhà nước pháp quyền, công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.
Đối với trường hợp tài sản được hình thành do sự đóng góp từ hai phía trong quá trình chung sống hoặc do một bên cho phép bên còn lại trở thành đồng sở hữu thì các tài sản đó được xem là tài sản chung của LGBT. Do đó, các tài sản chung này là đối tượng sẽ được xem xét, phân chia khi các cặp “vợ chồng” LGBT chia tay.
Về vấn đề phân chia tài sản chung, pháp luật Việt Nam rất tôn trọng sự thoả thuận của các bên. Do đó, nếu trong quá trình chia tay, cặp “vợ chồng” LGBT đã có thoả thuận về việc phân chia tài sản chung của LGBT thì pháp luật sẽ tôn trọng sự thoả thuận này.
Trường hợp, cặp “vợ chồng” LGBT không thoả thuận được về việc phân chia tài sản chung trong quá trình chia tay, thì khi đó, một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp này, Toà án sẽ căn cứ vào quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 để tiến hành phân chia tài sản chung của LGBT. Cụ thể, Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại điều 207 Sở hữu chung và các loại sở hữu có quy định cụ thể: “1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.; 2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”
Ngoài ra tại điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung có quy định cụ thể:
Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm