Tuyên bố chết, hiểu thế nào cho đúng

view 270
comment-forum-solid 0

Tượng tự với mất tích, nếu một người đã chết mà không có tin tức xác nhận cụ thể, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố chết. Bài viết dưới đây sẽ thông tin một số vấn đề cụ thể về tuyên bố chết.

tuyên bố chết Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Bích Phượng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tuyên bố chết là gì?

Có thể hiểu, tuyên bố chết là nội dung được thể hiện trong quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết nhằm xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết khi có đủ các căn cứ luật định.

Các trường hợp bị tuyên bố chết

Theo quy định tại Điều 71 Bộ Luật Dân sự năm 2015, có những trường hợp bị tuyên bố chết như sau:

(i) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

(ii) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

(iii) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

(iv) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Trình tự thủ tục yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

- Hồ sơ chuẩn bị

(i) Đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết (Mẫu đơn)

(ii) Tài liệu chứng minh người bị tuyên bố thuộc một trong các trường hợp bị tuyên bố chết

- Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

tuyên bố chết Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người có quyền lợi ích liên quan nộp các tài liệu quy định tại hồ sơ chuẩn bị có Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

tuyên bố chết Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trong thời hạn 20 ngày.

Nếu trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 3: Ra quyết định 

tuyên bố chết Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.

Trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Thẩm quyền giải quyết

Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết. Về thẩm quyền theo cấp Tòa án theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu tuyên bố một người đã chết là yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Hệ quả pháp lý khi một người bị tuyên bố là đã chết

Khi một người bị tuyên bố đã chết thì được xem là chết về mặt pháp lý (Điều này khác với việc chết tự nhiên). 

Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Tìm hiểu thêm: Khi nào thì bị tuyên bố mất tích?

Xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết như thế nào?

Theo nguyên tắc, cách xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết sẽ tùy thuộc theo các trường hợp một người bị tuyên bố chết.

Ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết được xác định là ngày đầu tiên kế tiếp ngày kết thúc thời hạn của từng trường hợp

Việc hủy bỏ quyết định tuyên bố chết được quy định như thế nào?

Khi một người bị tuyên bố đã chết nhưng trở về hoặc có tin tức xác thực rằng người đó còn sống thì người có quyền lợi liên quan sẽ yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố đó.

Nếu Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy kèm hậu quả pháp lý.

Xem thêm các bài viết về dân sự tại đây!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.85602 sec| 1051.492 kb