Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản bảo đảm cũng chính là tài sản nói chung theo quy định của pháp luật, gồm 4 loại là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Luật sư Trịnh Thị Khánh Ly - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: 1900.6198
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản bảo đảm đòi hỏi một số yêu cầu và điều kiện như sau:
Thứ nhất, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đối với tài sản bảo đảm là “phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Trong đó, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản.
Thứ hai, tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được;
Tức là phải được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có cơ sở. Riêng đối với tài sản hình thành trong tương lai thì nhiều khi không xác định được một cách rõ ràng, hay nói cách khác chỉ là tương đối;
Thứ ba, giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản,… Việc xác định này cũng chỉ là tương đối, đến khi xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì có thể thay đổi. Điều này cũng phù hợp với quy định, một tài sản bảo đảm có thể sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ của một người hoặc nhiều người nhận bảo đảm.
Thứ tư, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết, gồm các động sản và bất động sản, trừ quyền sử dụng đất.
Thứ năm, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch bảo đảm;
Có chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng tùy từng biện pháp bảo đảm thì có những tài sản bảo đảm khác nhau.
(1) Đối với các biện pháp Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Bảo lưu quyền sở hữu, Bảo lãnh và Cầm giữ tài sản thì tài sản bảo đảm là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp thì số tiền bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.
(2) Đối với các biện pháp bảo đảm Đặt cọc, Ký cược thì tài sản bảo đảm là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác.
(3) Đối với biện pháp Ký quỹ thì tài sản bảo đảm là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá.
(4) Đối với biện pháp Tín chấp thì không có tài sản bảo đảm vì tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo không có tài sản thế chấp vay một số tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm