Vấn đề giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 06/01/2020
view 498
comment-forum-solid 0

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chính là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận cụ thể trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và bảo lãnh. Với những tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, phạm vi bài viết dưới đây trình bày về việc áp dụng nguyên tắc luật nội dung trong giải quyết tranh chấp này.

 

Nguyên tắc áp dụng luật nội dung trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Thứ nhất, áp dụng pháp luật nội dung tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh hiệu lực để giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm phi nhân.

Thứ hai, nguyên tắc áp dụng nguồn luật

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như: các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010; Bộ luật Hàng hải Việt Nam; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra. "Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế. nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam ”   .

Theo phạm vi ưu tiên áp dụng luật, bảo hiểm phi nhân thọ được chia làm hai loại: bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm phi hàng hải. Bảo hiểm hàng hải chịu sự điều chỉnh trước hết bởi quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các điều ước quốc tế sau mới đến Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Nguồn luật ưu tiên sử dụng để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm phi hàng hải trước hết là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 sau đó là bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Thứ ba, thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm pháp luật

Ưu tiên thứ nhất - áp dụng các quy phạm mang tính bắt buộc

Trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, các quy phạm mang tính bắt buộc các bên buộc phải tuân thủ, không được quyền thỏa thuận khác đi, trường hợp nếu không áp dụng thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Ưu tiên thứ hai - đó là điều, khoản về sự thỏa thuận của các bên.

Các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, bằng sự thể hiện ý chí thông qua những hành vi hợp pháp của mình cùng thống nhất ý chí tạo nên quan hệ hợp đồng. Chú thể là người có quyền quyết định giao kết hợp đồng với ai, hợp đồng giao kết với nội dung gì?... Vì vậy, các điều, khoản thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên chính là cơ sở đế Luật sư xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà mình bảo vệ. Tuy nhiên, để các điều, khoản về sự thỏa thuận của các bên trong HĐBH phát sinh hiệu lực thì những quy định ấy không được trái với những quy định chung của quy phạm bắt buộc và đạo đức xã hội. Những điều, khoản thỏa thuận này thường được thể hiện dưới dạng các quy tắc bảo hiểm riêng của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Ưu tiên thứ ba - đó là các quy phạm tùy nghi

Các quy phạm tùy nghi này sẽ được áp dụng như một căn cứ giải quyết tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ dự phòng khi các bên không có thỏa thuận riêng, giúp các bên tranh chấp tránh khỏi những rủi ro do thỏa thuận với nhau không đầy đủ các điều, khoản của hợp đồng. Ví dụ, điều, khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được pháp luật quy định tương ứng với từng loại nghiệp vụ

bảo hiểm cụ thể, trên cơ sở đó các doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể hoá phần loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu trong hợp đồng bảo hiểm mà không xác định điều, khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì bên bảo hiểm vẫn không phải bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trong trường hợp đã được pháp luật loại trừ. Không áp dụng điều, khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp: bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm .

Ưu tiên thứ tư - đó là tập quán thương mại quốc tế

Vẫn đề áp dụng phối hợp các nguồn luật

Áp dụng phối hợp các nguồn luật nghĩa là quan hệ pháp luật dẫn chiếu đến đâu thì áp dụng đến đấy. Ví dụ, khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm xây dựng, Luật sư không chỉ áp dụng những quy định pháp luật về Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 mà còn phải áp dụng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng như Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đấu thầu năm 2014.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40160 sec| 999.086 kb