Việc xem xét đơn công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

Bởi Trần Thu Thủy - 21/12/2019
view 536
comment-forum-solid 0
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.

Xem xét đơn yêu cầu

Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không được quá 02 tháng kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng nếu cần thiết để người được thi hành làm rõ những thông tin chưa rõ trong đơn (khoản 1 Điều 457 BLTTDS).

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn, Tòa án phải ban hành một trong các quyết định sau:

Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu:

(i) Phán quyết trọng tài đang được xem xét lại;

(ii) Chủ thể xem xét lại là cơ quan có thẩm quyền của nước nơi trọng tài ra phán quyết.

Người phải thi hành là cá nhân chết hoặc người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó (điểm b khoản 2 Điều 457 BLTTDS);

Người phải thi hành là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật (điểm c khoản 2 Điều 457 BLTTDS).

Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;

Người được thi hành rút đơn yêu cầu;

Người phải thi hành đã tự nguyện thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế. Điều 622 BLDS 2015 quy định rằng tài sản còn lại của di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người thừa kế thì sẽ thuộc về Nhà nước. Nếu người để lại di sản không có người thừa kế nhưng có nghĩa vụ thực thi phán quyết trọng tài thì thủ tục tố tụng bị đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS.

Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 41 Luật phá sản 2014, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản [….], Tòa án nhân dân đang thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Nếu Tòa án thụ lý vụ việc phá sản ra quyết định không mở thủ tục phá sản, thì Tòa án thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ (khoản 1 Điều 71 Luật phá sản).

Nếu Tòa án thụ lý vụ việc phá sản ban hành quyết định mở thủ tục phá sản thì Tòa án thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài đã ra quyết định tạm đình chỉ phải ra quyết định đình chỉ và chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết (khoản 2 Điều 71 Luật phá sản).

Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài (điểm đ khoản 3 Điều 457 BLTTDS). Quy định tại điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS chỉ được áp dụng trong trường hợp người yêu cầu gửi đơn tới Tòa án nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nhưng Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản.

Người được thi hành hoặc đại diện của họ được triệu tập lần thứ hai mà không có mặt tại phiên họp (khoản 3 Điều 458 BLTTDS).

Hết thời hạn chuẩn bị xét đơn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, Tòa án ban hành quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Phiên họp phải được mở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 370 BLTTDS.

Quyết định mở phiên họp phải được gửi ngay cho các đương sự liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.

Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước khi mở phiên họp (thời hạn tối đa để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 15 ngày); khi hết thời hạn nêu trên, hồ sơ phải được trả lại cho Tòa án để mở phiên họp.

Phiên họp xét đơn yêu cầu

Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm 3 Thẩm phán, một Thẩm phán do Chánh án phân công làm chủ tọa;

Kiểm sát viên VKS cùng cấp phải tham gia phiên họp, nếu vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành họp;

Người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt.

Thay đổi người tiến hành tố tụng.

Bộ luật TTDS không quy định người tiến hành tố tụng có bị thay đổi không trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nhưng nếu có căn cứ cho rằng họ không vô tư khách quan, công bằng có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì theo đề nghị của đương sự, Tòa án căn cứ vào Điều 16 và khoản 3 Điều 52 BLTTDS để chấp nhận yêu cầu thay đổi này.

Thủ tục tiến hành phiên họp

Phiên họp được tiến hành theo trình tự sau đây:

Thư ký phiên họp báo cáo Hội đồng giải quyết yêu cầu về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;

Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);

Thẩm phán giải quyết yêu cầu công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ của người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp vắng mặt và xem xét tài liệu, chứng cứ;

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp;

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Thẩm quyền Hội đồng quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài theo đa số.

Tống đạt quyết định của Tòa án

Nếu Tòa án quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo khoản 2 Điều 457 và khoản 3 Điều 457 BLTTDS thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định Tòa án phải gửi quyết định đó cho:

Các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ;

Bộ Tư pháp;

Viện kiểm sát cùng cấp.

Nếu Tòa án quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định Tòa án phải gửi quyết định đó cho:

Các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ;

Bộ Tư pháp;

Viện kiểm sát cùng cấp.

Nếu các bên liên quan cư trú ở nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam và Tòa án đã ban hành quyết định vắng mặt họ theo quy định tại khoản 3 Điều 458 BLTTDS, Tòa án phải gửi quyết định đó cho họ bằng bưu điện hoặc thông qua Bộ Tư pháp theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.83483 sec| 1015.32 kb