Xử phạt tội chiếm đoạt đất đai - Hành vi lừa đảo

Bởi Trần Thu Thủy - 18/01/2022
view 417
comment-forum-solid 0

Tình trạng chiếm đoạt đất đai đang diễn ra phức tạp và phổ biến trong xã hội, gây ra những ảnh hưởng và rất nhiều tổn thất đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến vấn đề nhức nhối này. Để can thiệp và có những biện pháp xử lý bảo vệ quyền lợi cho mọi người có quyền sử dụng đất, pháp luật có những quy định nào? Chúng ta cùng đi qua từng phần để hiểu rõ hơn về hành vi này.

chiem-doat-dat-dai Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chiếm đoạt đất đai

Chiếm đoạt đất đai (land encroachment) là hành vi phạm pháp, trái với quy định của pháp luật, bị nghiêm cấm theo quy định tại điều 12 của Luật đất đai năm 2013. Hành vi lán đất, chiếm đất của người khác là xâm phạm đến quyền tài sản của cá nhân, tổ chức và quản lý hành chính Nhà nước. Để nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề Đất đai khi bị người khác lấn chiếm, ta cần tìm hiểu sâu rộng hơn các văn bản pháp luật, hướng xử lý và các quy trình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân.

Trong đó, tại Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu rõ:

(i) Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không đươc cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

(ii) Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc trong các trường hợp sau đây:

Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc sử dụng đất có chủ đích mà không trong phạm vi cho phép của pháp luật, hoặc vi phạm Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 của Luật đất đai về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vi phạm lấn đất, chiếm đoạt đất đai. Mọi hành vi xâm lấn đất đai cần được sử lý nghiêm, đúng quy trình và đúng với quy định của pháp luật, giúp cho việc căn cứ giữa sổ sách, giấy tờ đối với thực tiễn được minh bạch, rõ ràng.

Tìm hiểu thêm các bài viết có liên quan tại: Luật đất đai

Lừa đảo chiếm đoạt đất đai

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai được quy định tại điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong đó nêu rõ về giá trị tài sản quy ra tiền mặt với hình thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Ngoài ra, với mỗi hành vi theo từng trường hợp cũng được quy định rõ ràng tùy theo tính chất chiếm đoạt và mức xử phạt.

Theo đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng được quy định theo Điều 127 về việc Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Đối với hành vi chiếm đoạt đất đai đã được làm sáng tỏ ở phần trên trong Điều 3 Nghị định 91 về đất đai. Đối với việc lừa đảo chiếm đoạt đất đai mang tính chất hình sự và có mục đích rõ ràng hơn, đồng nghĩa với việc đối tượng chủ mưu cho các hành động của mình. Vậy nên việc lừa đảo chiếm đoạt đất đai là việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cân xét đến những yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự.

Tham khảo thêm nội dung bài viết có liên quan: Tranh chấp khi xây mộ

Xử phạt tội chiếm đoạt đất đai

Quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai đối với việc chiếm đoạt đất đai được căn cứ tại Điều 228 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với những điểm cần chú ý như sau:

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

(i) Người nào lấn chiếm đất, chuyên quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Tái phạm nguy hiểm.

(iii) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày … tháng… năm 20 …

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai của …… )

Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………

VIỆN KIỂM SÁT ………………………………

Họ và tên tôi: ……………… Sinh ngày: …………………

Chứng minh nhân dân số: …………………………………

Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………….………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: …………………… Sinh ngày: ………………………

Chứng minh nhân dân số: …………………………………

Ngày cấp: ………………… Nơi cấp: ………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………

Vì anh …… đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt đất đai của tôi gồm .....................................................……

Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………….............................................................................……

………………………………………………….............................................................................………………

………………………………………………….............................................................................………………

…………………………………………….............................................................................……………………

Tham khảo nội dung bài viết có liên quan: Lấn chiếm đất của hàng xóm

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị ………… đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt đất đai nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị …… đã chiếm đoạt là có giá trị là …… triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………… có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt đất đai” - qui định của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh … Kính đề nghị Qúy cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …… về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai.

- Buộc anh ……… phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Các hồ sơ kèm theo

Người nộp đơn tố cáo cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau để tăng tính xác thực cho vụ việc của mình tố cáo:

(i) Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);

(ii) Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);

(iii) Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt đất đai (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);

(iv) Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi chiếm đoạt đất đai gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…)

(v) Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND huyện/phường, xã,…) xác thực cho việc tồn tại hành vi chiếm đoạt đất đai.

Có thể bạn quan tâm đến vấn đề: Quản lý đất đai

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.25138 sec| 1062.578 kb