Yêu sách của cải trong kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 13/05/2020
view 1710
comment-forum-solid 0

Thách cưới là một phong tục có từ lâu đời và hiện vẫn còn hiện hữu trong nhiều dân tộc thiểu số. Gia đình cô gái thường yêu cầu gia đình chàng trai “lấy lễ” một số tiền, của cải mới cho kết hôn. Hiện nay, việc thách cưới diễn ra khá phổ biến chủ yếu nhằm mục đích vụ lợi. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì sẽ bị xử lý ra sao?

yêu sách của cải trong kết hôn Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

- Yêu sách của cải trong kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Từ xa xưa, hôn nhân đã được coi là một vấn đề trọng đại trong cuộc đời của mỗi người khi trưởng thành, là sự hàn gắn giữa con người lại với nhau để xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc…

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn” là một trong các hành vi bị cấm. Tại Khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 cũng giải thích: "Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ."

Khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”.

Điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán như sau:

“1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.

3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng”.

Những phong tục, tập quán phù hợp với quy định của pháp luật, được nhà nước khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, những tập tục lạc hậu như “thách cưới” những hành vi mà pháp luật cấm thực hiện. Tại Khoản 2 Điều 9 Văn bản hợp nhất số 8015/VBHN-BTP về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số còn quy định: “Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ”.

Căn cứ các quy định vừa trích dẫn ở trên có thể thấy việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ hoặc việc ”thách cưới” mang tính chất gả bán là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Việc đòi hỏi quá đáng về vật chất có thể là: như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới vượt quá khả năng về kinh tế của gia đình nhà trai.

- Xử lý hành vi yêu sách của cải trong kết hôn

Chế tài hành chính

Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về mức xử phạt đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cụ thể như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

(i) Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

(ii) Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Chế tài hình sự

Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện: "Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm."

Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn, nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ. Khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm:

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.43022 sec| 1029.945 kb