Kết hôn giả tạo bị xử lý như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 13/05/2020
view 561
comment-forum-solid 0

Kết hôn là sự kiện quan trọng của đời người dựa trên sự tự nguyện của đôi bên nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Thế nhưng, trong xã hội ngày nay nhiều cặp đôi đã lợi dụng việc kết hôn giả tạo để trục lợi nhằm đạt được mục đích cá nhân. Vậy kết hôn giả tạo là gì? Chế tài xử lí ra sao?

Kết hôn giả tạo là gì?

Tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”

Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Trong đó, điểm a Khoản 2 Điều 5 quy định về một trong các trường hợp cấm kết hôn, đó là kết hôn giả tạo.

Thực tế, kết hôn giả tạo vẫn được đảm bảo về mặt thủ tục và các cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú. Tuy nhiên, mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.

Do vậy, trường hợp kết hôn giả tạo nhằm bất cứ mục đích gì đều bị cấm. Việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định.

kết hôn giả tạo Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Chế tài xử lí vi phạm kết hôn giả tạo theo pháp luật hiện nay

Hôn nhân giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính. Tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự có nêu rõ như sau:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.

Theo đó, người kết hôn giả tạo để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài… sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.

Xem thêm: Ai có quyền hủy yêu cầu kết hôn trái pháp luật?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.02123 sec| 993.367 kb