Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm phù hợp cho việc vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Các biện pháp bảo đảm của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm:
Quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng hoặc tài sản hiện có của bên thứ ba;
Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá xếp hạng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay tại tổ chức cho vay.
Xem thêm tại: Những giao dịch không có giá trị khi doanh nghiệp phá sản
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm được thực hiện theo các bước quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Quỹ bảo lãnh tín dụng đánh giá và quyết định việc sử dụng một hoặc nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn và hoạt động của mình.
Trong từng trường hợp, bên được bảo lãnh thỏa thuận, thống nhất với Quỹ bảo lãnh tín dụng về biện pháp bảo đảm và ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế về các biện pháp bảo đảm, thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm.
Lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của địa phương;
Điều kiện tài chính của doanh nghiệp;
Mức độ rủi ro của dự án đầu tư;
Phương án sản xuất kinh doanh;
Khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
Các tiêu chí khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm tại: Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm