Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh có một số đặc điểm pháp lý sau:
Đây là loại hình công ty đối nhân, vì vậy mà các thành viên trong công ty ít nhiều đã có sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau. Loại hình công ty này có ít nhất hai thành viên là cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới (gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp hoặc cam kết góp. Đây được xem là ”biến thể” của công ty hợp danh, đó là loại hình hợp danh trách nhiệm hữu hạn.
Điều 172 và Điều 174 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm: tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Với các loại tài sản trên và căn cứ tại Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn chỉ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty.
Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về quản lí, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Pháp luật của rất nhiều quốc gia coi thành viên hợp danh có tư cách pháp nhân. Có nghĩa là đồng thời với việc trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có ngay tư cách thương nhân mà không phải qua bất cứ một thủ tục đăng ký khác. Như vậy, một thành viên hợp danh vừa có thể cống hiến cho công ty trong một nỗ lực chung cùng các thành viên hợp danh khác, lại vừa có thể tự mình tiến hành các hoạt động thương mại của riêng mình. Điểm này cũng làm cho các thành viên công ty hợp danh khác hẳn với các thành viên loại hình công ty khác.
Tuy nhiên, theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, tư cách thương nhân thuộc về công ty hợp danh, các thành viên chỉ là các đồng chủ sở hữu trong công ty có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư cách thành viên và phần vốn góp của mình.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn của loại hình công ty là rất hạn chế.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty.
Xem thêm:
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm