Nội dung bài viết [Ẩn]
Khi có các việc quan trọng cần thiết liên quan đến pháp luật nhưng người đó lại vắng mặt tại nơi cư trú. Vậy các vấn đề pháp lý liên quan tới người này phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài thông tin về tim kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Bích Phượng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Khi một người vắng mặt tại nơi cư trú từ 06 tháng trở lên thì người có quyền lợi liên quan như người thân, người có quyền lợi, nghĩa vụ trong tố tụng sẽ yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thành phố (gọi chung là Tòa án huyện) nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
- Hồ sơ chuẩn bị
(i) Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tham khảo đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP được thay thế mẫu số 92 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
(ii) Chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên.
(iii) Tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người bị yêu cầu, việc quản lý tài sản hiện có.
(iv) Danh sách những người thân thích của người bị yêu cầu
(v) Tài liệu,chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu.
(vi) Giấy tờ tùy thân của người bị yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Tham khảo: Mẫu đơn thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Thủ tục chuẩn bị
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Người có quyền, lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thông báo tìm kiếm người vắng mặt.
Có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý đơn yêu cầu. Thông qua việc thực hiện các điều kiện về thụ lý đơn như tính hợp pháp của đơn, biên lai lệ phí.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn đó, nếu người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong 03 (ba) số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương 03 (ba) lần trong 03 ngày liên tiếp.
Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
(i) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;
(ii) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
(iii) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
Lưu ý: Nếu không có những người được quy định như trên thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Xem thêm các bài viết về dân sự tại đây!
Về quyền lợi: (i)Quản lý tài sản của người vắng mặt. (ii) Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. (iii) Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.
Về nghĩa vụ: (i) Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. (ii) Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. (iii) Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. (iv) Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tìm hiểu thêm về Tuyên bố mất tích
Vẫn có thể ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú, bởi lẽ, người có yêu cầu sẽ đơn phương ly hôn với điều kiện việc đơn phương ly hôn khi không có mặt của bên bị đơn trong trường hợp bị đơn mất tích hai năm liền trở lên .
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm